Câu 1
Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ nhất ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”?
Đọc toàn bài thơ, chú ý phần nhan đề để rút ra được ý nghĩa.
Đáp án D: Dòng sông dài và rộng.
Câu 2
Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phương án nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của các cụm từ “không một chuyến đò ngang”, “không cầu” ở khổ thơ thứ ba?
Đọc kĩ khổ ba, chú ý các cụm từ và hiểu được nghĩa.
Đáp án B: Diễn tả một thế giới bị phân cách, chia lìa.
Câu 3
Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong dòng thơ nào dưới đây của bài “Tràng giang” có sự tương đồng với dòng thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây” trong “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Hiểu nội dung trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, từ đó so sánh với các đáp án để chỉ sự tương đồng.
Đáp án B: Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.
Câu 4
Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ “Tràng giang” là gì?
Đọc toàn bài thơ, chú ý những từ ngữ chỉ cảm xúc và tình cảnh xuất hiện trong bài thơ.
Đáp án D: Nỗi buồn.
Câu 5
Câu 5 (trang 53, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ em thấy rõ nhất.
Đọc toàn bài thơ, gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ, chỉ ra và phân tích tác dụng.
Biện pháp đảo ngữ : Củi một cành khô lạc mấy dòng. Tác dụng: Vừa là hình ảnh thực rất đời thường, vừa gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, bơ vơ. Thi liệu và cảm xúc vừa cổ điển, vừa mới mẻ thể hiện một “cái tôi” lạc lõng, với một nỗi buồn triền miên, lan tỏa.
Câu 6
Câu 6 (trang 53, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Advertisements (Quảng cáo)
Vì sao có thể nói: Nỗi “buồn điệp điệp” ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1?
Đọc kĩ khổ thơ 1, giải thích lý do nỗi buồn ngấm sâu vào thế giới hình ảnh.
Đứng trước cảnh vật rộng lớn, bao la con người cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong đó. Từ đó nỗi buồn ngấm sâu vào mọi hình ảnh trong khổ 1.
Câu 7
Câu 7 (trang 53, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có mấy cách hiểu? Cách hiểu của em là gì? Vì sao?
Đọc kĩ dòng thơ, hiểu nghĩa của cả câu thơ, suy nghĩ các cách hiểu và cách hiểu đầu tiên của em.
- Có hai cách hiểu:
+ Cách 1: Phủ định không có tiếng làng xa nào.
+ Cách 2: Ở đâu đó có tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- Em hiểu theo cách 2, tác giả đã gợi ra không gian không xác định. Từ đó gợi lên cảm xúc buồn bã, cô đơn, thiếu vắng đi sự xuất hiện của con người.
Câu 8
Câu 8 (trang 53, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ 3 có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này?
Đọc kĩ toàn bài thơ, chú ý dấu chấm cuối câu so sánh với các khổ khác để nhận ra dụng ý của tác giả.
- Khổ 3:
+ Ở cuối mỗi dòng thơ đều có dấu chấm để ngắt hết một ý.
→ Tất cả gộp lại tạo thành bức tranh gợi về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, cô đơn của kiếp người trong xã hội cũ.
Câu 9
Câu 9 (trang 53, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của cấu tứ không?
Đọc kĩ toàn bài thơ, chú ý tâm trạng ở câu kết, so sánh với nội dung của toàn bài.
Sự xuất hiện của tâm trạng này có phù hợp vì toàn bài thơ là nỗi buồn da diết tha thiết, sự cô đơn lạc lõng trước sự rộng lớn, bao la. Từ đó tác giả thể hiện tâm trạng nhớ nhà da diết, tâm trạng chung của những người con xa quê.
Câu 10
Câu 10 (trang 53, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy có nhận xét: Nếu thơ Xuân Diệu là “nỗi ám ảnh thời gian” thì thơ Huy Cận là “sự khắc khoải không gian”. Ý kiến của em về nhận định trên như thế nào?
Đọc kĩ toàn bài thơ, gợi nhớ lại về Xuân Diệu, rút từ những bài thơ để đưa ra ý kiến.
- Nhận định trên hoàn toàn đúng.
+ Với Xuân Diệu, chúng ta luôn thấy xuất hiện những từ ngữ chỉ thời gian như trong bài “Đây mùa thu tới” xuất hiện rất nhiều những khoảng thời gian trong một ngày. Đó chính là sự ám ảnh thời gian.
+ Với Huy Cận, không gian xung quanh luôn thấm đẫm tâm trạng của tác giả. Đây là sự khắc khoải không gian.