Câu 3 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu nào? Sự khác biệt này có vai trò gì trong việc xây dựng xung đột kịch?
Đọc đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích để tìm ra điểm khác biệt trong quan điểm, nó đóng vai trò gì (làm cho xung đột kịch như thế nào).
Cách 1
- Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào”.
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, "không thể sống với bất cứ giá nào được”. Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết”.
- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.
Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
Cách 2:
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào”.
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, "không thể sống với bất cứ giá nào được”. Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết”.
Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.