Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế...

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn dòng thơ đầu? Đọc khổ một, chú ý diễn biến tâm trạng...

Đọc khổ một, chú ý diễn biến tâm trạng. Soạn văn Câu 3 trang 21 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 3 - Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em, Bài 1: Thơ và truyện thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 3 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn dòng thơ đầu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc khổ một, chú ý diễn biến tâm trạng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

+ Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị kìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng - Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.

Advertisements (Quảng cáo)

- Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.

Cách 2:

Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua khổ thơ đầu:

- Hai câu thơ đầu:

+ Puskin khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình bằng câu thổ lộ rất chân thành, tha thiết “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”.

+ Khẳng định thứ tình cảm sâu sắc vẫn tồn tại trong trái tim người nghệ sĩ chưa từng đổi thay, vẫn luôn sâu sắc, nồng nàn và đơn giản chỉ bằng ba chữ “Tôi yêu em”,

→ Không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay.

- Hai câu thơ sau:

+ Quyết tâm rời bỏ hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

+ Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.

Cách 3:

Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm. Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị nhưng cũng chân thành, tha thiết. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng- Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt

→ Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.

Advertisements (Quảng cáo)