Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?
Đọc lại 14 câu đầu, chú ý những lời nói, hành động và lí lẽ để thuyết phục.
Cách 1
- Lời nói, hành động và lí lẽ như thế của Thúy Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:
+ Kể về mối tình với chàng Kim:
“đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.
“mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim - Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở.
“Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.
+ Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em: Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu. Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
Cách 2:
Những lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:
- Lời nhờ cậy của Kiều:
+ “Cậy”: một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, còn mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ, hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng.
+ Chịu: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối.
→ Thúy Vân bị ép vào thế dù cho không muốn nhưng cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao.
- Hành động nhờ cậy:
+ “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn.
→ Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như ân nhân của mình. Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng. Cách nói đã thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.
- Lí lẽ của Kiều:
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để em thấu hiểu.
+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.