Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Tìm hiểu cảnh vật, con người xứ Huế và hoàn cảnh ra...

Tìm hiểu cảnh vật, con người xứ Huế và hoàn cảnh ra đời của bài thơ...

Tìm hiểu thêm các tài liệu trên internet để hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Soạn văn Câu 2 trang 41 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Trước khi đọc 2 - Thực hành đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ, Bài 6: Thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm hiểu cảnh vật, con người xứ Huế và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu thêm các tài liệu trên internet để hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Nhắc đến xứ Huế là người ta thường nhắc đến mộng mơ, thơ mộng. Đúng vậy, Huế mang nét đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng của con người và yên bình, lên thơ của cảnh vật thiên nhiên.

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ Gái quê. Được lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái xứ Huế: Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền (tỉnh Quy Nhơn), ông đã đem lòng yêu cô con gái của một viên chức cấp cao tên Hoàng Cúc, một thiếu nữ với vẻ đẹp kín đáo, chân quê. Tuy nhiên, do bản tính nhút nhát, rụt rè mà Mặc Tử chỉ dám đứng từ xa nhìn cô gái và mối tình đơn phương đó đã dần phai nhạt khi Hoàng Cúc theo cha về thôn Vĩ Dạ (Huế). Khi biết được tình cảm của Mặc Tử dành cho nàng Cúc và biết được bệnh tình nghiêm trọng của Hàn Mặc Tử lúc đó, anh họ nàng đồng thời là bạn của thi sĩ họ Hàn - Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho Hoàng Cúc để mong nàng viết thư động viên Hàn Mặc Tử. Thay vì viết thư thăm hỏi đơn thuần, Hoàng Cúc đã gửi kèm một bức bưu ảnh có in hình phong cảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. Chính từ bức ảnh và mối tình tha thiết với người con gái xứ Huế đã khơi gợi xúc cảm, trở thành nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này.

Cách 2:

- Nhắc đến xứ Huế là người ta thường nhắc đến mộng mơ, thơ mộng.

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ Gái quê. Được lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái xứ Huế.

Cách 3:

+ Năm 1940, khi vừa bước sang tuổi 28 Hàn Mặc Tử mắc căn bệnh phong và qua đời ở một độ tuổi rất trẻ. Thế nhưng những tác phẩm của ông để lại cho nền văn học Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ.

- Cảnh vật, con người xứ Huế: Nhắc đến xứ Huế là nhắc đến nét cổ kính, mộc mạc nhưng nên thơ và hữu tĩnh của văn hóa và con người nơi đây. Xứ Huế với bao kì công kiến trúc như :thành Hóa Châu, chùa Thiên Mụ, cung điện Phú Xuân, lăng Khải Định, cung An Định, điện Kiên Trung, ... Đã đi sâu vào trong lòng biết bao khách du lịch cả trong và ngoài nước. Xứ Huế là chứng nhân lịch sử đi cùng năm tháng, sống cùng với những trang sử hào hùng của nhân dân Việt Nam ta. Nghệ thuật âm thanh cũng là nét độc đáo rất riêng của Huế với những câu hò, điệu lý, điệu Bắc, điệu Nam, đàn ca tài tử,... Huế đã trở thành điểm đến không thể không tới của những con người yêu nhạc. Ẩm thực Huế cũng là một nét rất đặc sắc và không thể bỏ qua khi đến đây.Món ngon xứ Huế là một kết hợp hài hòa món ngon Chăm cổ với món ngon Việt cổ, món ngon Mường cổ, món ngon dân gian Huế lâu đời và nhiều món ngon nhất cả nước, được đưa về Phú Xuân Huế dâng chúa, tiến vua, cùng các món ăn Tàu, Pháp, Mỹ, Nga v.v... do giao lưu và tiếp biến văn hóa từ nhiều thế kỷ.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:

Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gởi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.