Câu 7 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh nào? Giá trị văn hóa và triết lý nhân sinh ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống ngày nay?
Đọc lại toàn bài, nhận ra chủ đề của tác phẩm và những thông điệp tác giả muốn truyền tải.
Liên hệ đến cuộc sống ngày nay
Cách 1
* Giá trị hiện thực
- Phản ánh những vấn đề cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
Advertisements (Quảng cáo)
- Hiện thực đời sống tăm tối, đau khổ của người nông dân, người lao động lương thiện được thể hiện tập trung qua số phận của nhân vật Chí Phèo.
→ “Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre gài măng mọc”. Bá Kiến chết còn Lí Cường, còn nhiều tên cường hào ác bá khác thì còn những “hiện tượng Chí Phèo” và còn những cuộc đấu tranh tự phát…
* Giá trị nhân đạo
- Niềm cảm thương sâu sắc đối với những số phận khổ đau, bất hạnh như Chí Phèo, thị Nở:
- Khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người.
- Nam Cao phê phán những thế lực bạo tàn chà đạp con người.
- Nam Cao đề ra giải pháp mang tính nhân đạo, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.
→“Chí Phèo” là một tác phẩm văn học chân chính như trong quan niệm của Nam Cao: “Tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm phải thể hiện nỗi đau của con người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”. Triết lý ấy còn nguyên giá trị trong cuộc sống ngày nay
Cách 2:
Những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong truyện: Hiện lên làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả những nề nếp, lối sống, sinh hoạt làng xã cổ hủ, phong kiến đầy rẫy những bất công,..Ngoài ra. truyện còn truyền tải lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác, mong muốn lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người. Đồng thời, đây là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.