Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với...

Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó...

Xem lại cuộc đời của Nguyễn Du để hiểu được nỗi lòng. Soạn văn Câu 3 trang 48 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 3 - Đọc Tiểu Thanh Kí, Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại cuộc đời của Nguyễn Du để hiểu được nỗi lòng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Tiểu Thanh nàng có tài có sắc nhưng mệnh bạc, bị đày đọa mà chết trong tủi cực. Nguyễn Du cũng vậy, ông là một người tài hoa nhưng phải sống trong thời kì loạn lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm, biến cố. Nguyễn Du là một người với trái tim nhân đạo, mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh một hiện thực xã hội. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó cũng là lí do nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.

Cách 2:

Nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng vì Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ, nói về sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc của Nguyễn Du đến độ “tri âm tri kỉ”.