Câu 5 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.
Dựa vào nội dung đoạn văn bản, xác định chi tiết đan xen yếu tố thực và ảo, từ đó phân tích tác dụng của việc đan xen ấy.
Cách 1
Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thông qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài.
Advertisements (Quảng cáo)
Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài.
Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực.
Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”,gần gũi, ấm áp.
Cách 2:
- Văn bản có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen:
+ Thực: Chuyện đi biển gặp bão tố, vớt được anh Hoe Chước...
+ Ảo: Các chi tiết gặp ma, con “thuyền ma”, những điểm dự báo không may của chuyến đi biển...
→ Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo này không chỉ là để tạo tính hấp dẫn cho văn bản, cho chúng ta thấy được sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình, đó là quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người con sống tưởng nhớ người đã khuất.