Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi...

Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen...

Đọc văn bản và chỉ ra những chi tiết có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, sau đó lập bảng theo những tiêu chí đã được gợi ý ở đề bài. Soạn văn Câu 2 trang 35 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Câu 2 - trang 35 Ôn tập trang 35, Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình theo gợi ý.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản và chỉ ra những chi tiết có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, sau đó lập bảng theo những tiêu chí đã được gợi ý ở đề bài.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nội dung so sánh

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Cõi lá

Trăng sáng trên đầm sen

Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp

Kết hợp miêu tả con sông Hương trước khi về vùng châu thổ cùng các biện pháp tu từ

- Phép so sánh:

sông Hương trước khi về vùng châu thổ - “bản trường ca của rừng già”

- Phép nhân hóa:

“Sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm…”

Trong văn bản, tác giả kết hợp giữa việc miêu tả, tự sự cùng cùng câu văn bày tỏ cảm xúc về vẻ đẹp của khung cảnh, thiên nhiên, sự vật khi hè chớm sang “bẽ bàng mùa xuân đến muộn”, “lạ thế”...

Bên cạnh việc miêu tả vẻ đẹp đêm trăng bên đầm sen, tác giả đã đan xen vào những cảm nhận, những đánh giá của mình trước cảnh đẹp đêm trăng “trăng đêm nay đầy đặn như thế này”....

Advertisements (Quảng cáo)

Nội dung tự sự

Trước khi về đến châu thổ êm đềm, nó là…”

…….

“khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”.... “những chiếc lá non đu đưa trong gió”

....

ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ tỏa xuống mặt lá sen và hoa sen”....

“Xung quanh đầm sen từ xa đến gần, từ cao đến thấp đều là cây cối…”

……

Yếu tố trữ tình

“dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”

“chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế”.... “tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch”....

“tôi cảm thấy như vậy là vừa phải - ngủ say là việc không thể thiếu được”

“...còn tôi thì lòng trống rỗng”

....

Tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc

Sự kết hợp này giúp cho con sông Hương ở ngoài châu thổ hiện lên trước mắt người đọc có hồn, gợi hình gợi cảm,dễ hình dung.

Đồng thời thể hiện sự trân trọng, tài quan sát tinh tế của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trước cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Làm cho văn bản nhuốm một màu xao xuyến, bồi hồi trước khoảnh khắc giao mùa. Làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, giàu sức truyền cảm, tạo cho người đọc cảm xúc như chính tác giả, được chứng kiến, cảm nhận dư vị giao mùa.

Sự kết hợp làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, như hiện ra trước mắt người đọc. Khung cảnh đêm trăng sáng bên bên đầm sen ấy như hiện ra trước mắt người đọc. Đêm trăng thanh tịnh, yên bình, êm ả, nên thơ, trữ tình. Đồng thời bằng yếu tố trữ tình, tác giả gửi gắm lòng mình tới người đọc: đó là cảm xúc say sưa ánh trăng, say đắm cái đẹp thanh lặng của khung cảnh đêm đầm sen.