Câu 3 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?
Dựa vào nội dung văn bản, xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Từ đó, nhận xét về việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn.
Cách 1
Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, điểm nhìn là điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri.
→ Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Thông qua điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri với người kể chuyện là lão Nhiệm Bình - người trải nghiệm và chứng kiến toàn bộ sự việc, giúp cho người đọc có được những cảm nhận chân thực, chi tiết như chính mình được trải nghiệm, chứng kiến. Từ đó, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ ràng, sinh động, dễ dàng thu hút người đọc.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 2:
Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, điểm nhìn là điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri.
→ Chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ ràng, sinh động, dễ dàng thu hút người đọc.
Cách 3:
- Người kể chuyện trong văn bản: có hai người kể chuyện: Ở phần 1 là chàng trai, ở phần 2 là lão Nhiệm Bình. Tuy nhiên, ngay trong phần 1 cũng có nhiều đoạn người kể cho phá là lão Nhiệm Bình. Như vậy, và có nhiều người kể chuyện văn bản.
- Điểm nhìn: Tương tự như vậy, ở phần 1, chúng ta thấy có điểm nhìn của chàng trai, của lão Nhiệm Bình; ở phần 2 là điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người bạn chài khác như chú trai, các bác chải...
→ Như vậy, câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.