Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Lí 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi mở đầu trang 48 Chuyên đề học tập Vật lý...

Câu hỏi mở đầu trang 48 Chuyên đề học tập Vật lý 12 Kết nối tri thức: Việc áp dụng thuyết lượng tử để giải thích các định luật quang điện đã mang lại giải Nobel cho...

Áp dụng thuyết lượng tử để giải thích các định luật quang điện. Phân tích và giải Câu hỏi mở đầu trang 48 Chuyên đề học tập Vật lý 12 Kết nối tri thức - Bài 9. Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon.

Câu hỏi/bài tập:

Việc áp dụng thuyết lượng tử để giải thích các định luật quang điện đã mang lại giải Nobel cho Einstein năm 1921. Vậy hiệu ứng quang điện là gì và các định luật đó được Einstein giải thích như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng thuyết lượng tử để giải thích các định luật quang điện

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo Einstein, hiệu ứng quang điện xảy ra khi một electron dẫn trong kim loại hấp thụ một photon của bức xạ điện từ kích thích và nhận toàn bộ năng lượng của photon này.

Giải thích các định luật quang điện:

Advertisements (Quảng cáo)

- Định luật 1: Định luật về giới hạn quang điện

Bên trong kim loại có các electron chuyển động tự do, gọi là các electron dẫn. Để thoát ra khỏi bề mặt một tấm kim loại, các electron dẫn cần được cung cấp một năng lượng đủ lớn, gọi là công thoát, để thắng được lực liên kết trong mạng tinh thể.

- Định luật 2: Định luật về cường độ dòng điện bão hòa

Khi xảy ra hiệu ứng quang điện, số quang electron bật khỏi cathode trong một đơn vị thời gian tỉ lệ thuận với số photon đập vào cathode trong một đơn vị thời gian, tức là tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ điện từ kích thích. Vì vậy, khi cường độ của dòng quang điện đạt giá trị bão hòa (tức là khi toàn bộ quang electron bật ra khỏi cathode trong một đơn vị thời gian đều về được anode), giá trị bão hòa này tỉ lệ thuận với cường độ của bức xạ điện từ kích thích.

- Định luật 3: Định luật về động năng ban đầu cực đại của quang electron

Động năng ban đầu cực đại của electron chỉ phụ thuộc vào của bức xạ điện từ kích thích và công thoát A, tức là bản chất của kim loại.