Câu hỏi/bài tập:
Văn học hiện đại Việt Nam có mấy giai đoạn? Nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn.
Đọc bài và chú trọng đến các mốc thời gian để trả lời câu hỏi mà đề bài đưa ra.
Văn học hiện đại Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn chính:
a. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: Đây là giai đoạn văn học Việt Nam qua bước đầu giao lưu với văn hóa, văn học phương Tây, từng bước biến đổi từ phạm trù văn học trung đại sang hiện đại.
- Văn học giai đoạn này được thông qua việc học tập các kinh nghiệm sáng tác từ phương Tây: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại,...
Advertisements (Quảng cáo)
b. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay:
- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975:
+ Nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu.
+ Đi theo con đường này, những vấn đề về cách tân, hiện đại hóa văn học của giai đoạn trước năm 1945 tạm thời gác lại, nhường chỗ cho xu hướng đại chúng hóa.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn dần trở thành khuynh hướng sáng tác chủ đạo của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
- Từ năm 1975 đến nay:
+ Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, lấy tư tưởng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng cho tư tưởng và cảm hứng nhân đạo.
+ Có sự phong phú, đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ và đổi mới cách nhìn, cách tiếp cận về hiện thực, con người, đề cao tính đối thoại trong văn chương.