Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 4 mục 3 trang 64 Chuyên đề học tập Văn...

Câu hỏi 4 mục 3 trang 64 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều: Cá nhân hoặc nhóm thực hành nghiên cứu Tìm hiểu phong cách sáng tác của trường phái (trào lưu) văn học hiện thực Việt ...

Trả lời Câu hỏi 4 mục 3 trang 64 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều - Phần 2: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một số trường phái văn học.

Câu hỏi/bài tập:

Cá nhân hoặc nhóm thực hành nghiên cứu Tìm hiểu phong cách sáng tác của trường phái (trào lưu) văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 theo các bước trong bảng trên.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bước 1: Xác định các tác giả thuộc trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.

Bước 2: Tìm hiểu bối cảnh ra đời, các tuyên ngôn về nghệ thuật tư tưởng của trường phái văn học hiện thực (có thể qua các phát ngôn trực tiếp của các nhà văn hoặc gián tiếp thông qua tác phẩm).

* Bối cảnh ra đời:

Vào những năm 40 của thế kỉ XIX trở đi chủ nghĩa hiện thực trong văn học đã bước sang một giai đoạn phát triển hoàn chỉnh và rực rỡ, mang cảm hứng phân tích mới về hiện thực đó là phê phán. Từ đây chủ nghĩa hiện thực mang tên mới: chủ nghĩa hiện thực phê phán.

Đến khoảng những năm 30 của thế kỉ XX cây bút hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là người bắt đầu đi theo khuynh hướng tả chân, lấy cuộc sống hiện thời, lấy cái đã và đang xảy ra làm nội dung tác phẩm. Và từ những năm 1930 đến trước 1945 khuynh hướng văn học hiện thực phát triển rầm rộ, quy mô, nhiều cây bút tài năng đã xuất hiện như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp…và Nam Cao được đánh giá là người có công đưa văn học hiện thực lên một trình độ mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát hiện thực.

* Các tuyên ngôn về nghệ thuật tư tưởng của trường phái văn học hiện thực:

- “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”

Trích trong tác phẩm “Trăng sáng” của Nam Cao

- “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một các gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay.”

Trích trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao

Bước 3: Lựa chọn một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (tham khảo ý kiến của chuyên gia, các bài nghiên cứu văn học, sử,...)

Các tác phẩm tiêu biểu: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo…

Advertisements (Quảng cáo)

Bước 4: Đọc hiểu các tác phẩm điển hình của các nhà văn hiện thực tiêu biểu, phân tích và rút ra những đặc điểm chính về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp....)

- Cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực 1930 – 1945 khá đa dạng. Trong sáng tác của mỗi nhà văn hiện thực, cảm hứng chủ đạo cũng có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, nó đều hướng đến việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi. Điều này cho thấy mặt tích cực, tiến bộ của trào lưu văn học này.

- Các nhà văn hiện thực trong giai đoạn 1930-1945 hiểu rõ thiên chức của mình. Họ chủ động trên những trang viết, có vốn sống phong phú. Kiến thức rộng để có thể tạo được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Ngoài thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán giai đoạn này còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lý nhân vật.

Bước 5: Tìm và khái quát hóa những điểm chung trong các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trên về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp....)

Đề tài chung của các tác phẩm trên là đời sống nghèo khổ, bấp bênh, tủi nhục của các tầng lớp ở dưới đáy xã hội; nhân vật chính thường là những người có số phận bất hạnh do sự xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh. Tiêu biểu có thể kể đến: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo…

Cảm hứng chung đều hướng đến việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi.

Ngoài thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán giai đoạn này còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lý nhân vật.

Bước 6: So sánh với một số tác giả, tác phẩm thuộc trào lưu văn học khác

Văn học lãng mạn Việt Nam (1932 – 1945)

Văn học hiện thực phê phán (1930 – 1945)

Thế Lữ và “Cây đàn muôn điệu” cho người ta nghe thấy được những thanh âm của chủ nghĩa “nghệ thuật vị nghệ thuật”, đề cao sự tự do tuyệt đối của cái tôi nghệ sĩ, khi sáng tác.

Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng sâu sắc từ trường phái thơ tượng trưng, siêu thực của Pháp. Ông cho rằng khi thi sĩ sáng tác tức là anh ta ở trong trạng thái mê sảng, chiêm bao. Điều đó thể hiện qua tác phẩm Thơ điên (1938) với câu thơ “Tôi làm thơ?.... Nghĩa là tôi đã mất trí, tôi đã phát điên”.

Với Nguyễn Công Hoan, ông phê phán kịch liệt xã hội thực dân phong kiến đương thời với những sản phẩm thối nát của nó. Đồng thời là thái độ bênh vực những người nghèo khổ. Những truyện ngắn trào phúng có tính đả kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan như: “Đồng hào có ma”, “Tinh thần thể dục”

Với Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bi hài kịch. Lòng căm thù chính là sức mạnh nghệ thuật của tài năng văn chương ở ông. Trong tiểu thuyết “Số đỏ”, nhà văn đã bộc lộ lòng căm thù mãnh liệt đối với bọn thực dân, quan lại, địa chủ, tư sản… những loại người đểu giả và lố lăng. Mặt khác, còn là niềm say mê khám phá các thói tật, các mặt xấu, những cái vô nghĩa lý đáng cười ở con người.

Bước 7: Đánh giá chung về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Văn học hiện thực 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời cuộc. Nhưng dù xã hội có thay đổi như thế nào thì những trang viết về cuộc đời vẫn sống mãi. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã phản ánh đúng đặc trưng của thời đại góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.

Advertisements (Quảng cáo)