Phần I Câu 1
Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của tác giả?
Đọc kĩ phần mở đầu và toàn bộ tác phẩm để tìm ra đối tượng hay khía cạnh mà tác giả muốn nghiên cứu, các phương pháp mà tác giả sử dụng để nghiên cứu các đối tượng đó.
- Đối tượng nghiên cứu: Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
- Phạm vi nghiên cứu: truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu
- Cách tiếp cận của tác giả: Tác giả phân tích lần lượt từ việc đặt vấn đề, giải quyết các vấn đề bằng cách đưa ra các luận cứ và dẫn chứng cụ thể để đi đến kết luận.
Phần I Câu 2
Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là gì? Tác giả đã diễn giải khái niệm đó như thế nào?
Đọc kĩ bài viết và tìm các đoạn văn tác giả giải thích khái niệm một cách chi tiết, tổng hợp lại các ý chính mà tác giả sử dụng để diễn giải khái niệm.
Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là khái niệm tuổi già. Tác giả đã diễn giải khái niệm tuổi già là một khái niệm mang tính giao cắt, vừa là một hiện tượng thuộc về sinh lý của con người, vừa là một kiến tạo văn hóa, vừa biểu hiện ở những đặc điểm, triệu chứng thể chất, lại vừa gắn với những trải nghiệm tinh thần.
Phần I Câu 3
Khái quát những kết luận chính của tác giả. Tác giả căn cứ vào đâu để đưa ra những kết luận đó?
Đọc và tóm tắt nội dung bài viết, xác định kết luận chính, phân tích cơ sở đưa ra kết luận và tóm tắt lại.
- Những kết luận chính của tác giả: Thế giới tuổi già trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là thế giới mang nhiều nếm trải bi kịch. Sự trung thực là phẩm giá mà ông đòi hỏi ở nhân vật của ông trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa của đời mình. Song đó cũng chính là yêu cầu mà ông tự đặt ra cho bản thân, thậm chỉ ở mức độ cao nhất. Đó cũng là điều quan trọng làm nên sức sống của trang văn Nguyễn Minh Châu qua thời gian.
- Những kết luận đó được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích, so sánh và mở rộng vấn đề của tác giả
Phần I Câu 4
Tác giả đã sử dụng những thao tác nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?
Đọc lại bài viết một cách cẩn thận, xác định các thao tác lập luận, phân tích mục đích và hiệu quả của các thao tác và ghi lại các thao tác đó.
Tác giả đã sử dụng các thao tác diễn giải, phân tích, so sánh mở rộng và ví dụ minh họa để làm sáng tỏ luận điểm chính
Phần I Câu 5
Các trích dẫn, tài liệu tham khảo được trình bày như thế nào và có ý nghĩa gì?
Đọc qua toàn bộ bài viết để tìm các đoạn văn có chứa trích dẫn hoặc tài liệu tham khảo, chú ý đến các chỉ dẫn như dấu ngoặc kép, các chú thích cuối trang hoặc các phần tài liệu tham khảo ở cuối bài.
Các trích dẫn, tài liệu tham khảo được trình bày rõ ràng, mạch lạc bao gồm trích dẫn trực tiếp và gián tiếp từ các nghiên cứu khoa học và sách uy tín để làm rõ luận điểm của mình. Các trích dẫn tuân thủ tiêu chuẩn APA và được trình bày một cách chi tiết và chính xác.
Các trích dẫn và tài liệu tham khảo được sử dụng một cách hiệu quả để hỗ trợ luận điểm của tác giả, làm tăng tính thuyết phục của bài viết. Các nguồn được chọn lọc cẩn thận, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy.
Phần II Câu 1
Advertisements (Quảng cáo)
Nhan đề "Ông già và biển cả - cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng” cho bạn biết gì về phạm vi nghiên cứu của bài viết?
Dựa trên việc phân tích ý nghĩa tượng trưng của các biểu tượng trong nhan đề để tìm ra phạm vi nghiên cứu của bài viết.
Nhan đề "Ông già và biển cả - cốt truyện và điểm nhìn; hiện thực và biểu tượng”gợi mở về mối quan hệ phức tạp giữa con người và thiên nhiên, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh không ngừng của con người trước những thử thách.
+ “Ông già”: hình ảnh của một người lao động bình dị nhưng kiên cường, biểu tượng cho sự khôn ngoan, kiên nhẫn, và quyết tâm vượt qua khó khăn cũng là biểu tượng của nhân loại trong cuộc chiến đấu với số phận và thiên nhiên
+ “Biển cả”: Không gian bao la, mạnh mẽ và đầy thách thức, là biểu tượng cho những thử thách vô tận mà con người phải đối mặt trong cuộc sống, nó cũng thể hiện sự vĩ đại và bí ẩn của tự nhiên.
Nhan đề này đã gợi mở về phạm vi nghiên cứu của bài viết, tập trung vào các yếu tố chính là cốt truyện, điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng.
Phần II Câu 2
Mục đích của bài viết được thể hiện như thế nào trong phần mở đầu?
Đọc kĩ phần mở đầu để xác định các câu chủ đề có nêu rõ mục đích của bài viết
Trong phần mở đầu, mục đích của bài viết là phân tích tính liên tục và phát triển trong sự nghiệp của Hê–minh–uê qua việc liệt kê các tác phẩm trước đó, đồng thời cũng khẳng định giá trị nghệ thuật độc đáo của “Ông già và biển cả” thông qua việc nhấn mạnh vào sự kế thừa và phát triển các yếu tố đặc trưng đã xuất hiện trong các tác phẩm trước đó của ông.
Phần II Câu 3
Bài viết phân tích các yếu tố nghệ thuật nào trong tiểu thuyết Ông già và biển cả. Từ những phân tích đó, tác giả đã rút ra những kết luận gì?
Đọc kĩ bài viết và yêu cầu của đề bài để tìm ra các phương pháp được sử dụng trong bài viết và những kết luận mà tác giả đã rút ra.
Bài viết phân tích các yếu tố nghệ thuật như cốt truyện, điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng trong tiểu thuyết Ông già và biển cả.
Từ những phân tích đó, tác giả đã rút ra kết luận: Ông già và biển cả không chỉ là một câu chuyện về sự kiên trì và ý chí của con người mà còn là một tác phẩm giàu tính biểu tượng. Hê–minh–uê đã khéo léo xây dựng nhân vật Xan–ti–a–go như một biểu tượng phức hợp, phản ánh sự đấu tranh, mơ ước, và mâu thuẩn của con người trong một thế giới hiện thực đầy thử thách. Tác phẩm vừa mang tính Mỹ sâu sắc vừa có tính chất toàn cầu chạm đến những khía cạnh cơ bản và sâu sắc của con người: “Lòng dũng cảm, Ý chí quyết thẳng, sự hợp đồng, lớn lao với biển, với đất và trời, cả và chim: tác phẩm khích lệ những tình cảm giản dị và thuần khiết ấy, dù có lấy khung cảnh nước ngoài chăng nữa, vẫn mang tính chất Mỹ một cách sâu sắc”. Cao hơn thế, Xan-ti-a-go giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này”.
Phần II Câu 4
Dựa vào những hiểu biết của bạn về văn học hiện đại đã được học trong chuyên đề, hãy bình luận về nhận định ở phần kết: Xan-ti-a-go giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này?
Dựa vào những hiểu biết về văn học hiện đại đã được học trong chuyên đề để đưa ra những bình luận về nhận định của tác giả.
Nhận định “Xan-ti-a-go giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này” trong tiểu thuyết Ông già và biển cả của Hê-minh-uê là một nhận định đúng đắn, mang một ý nghĩa sâu sắc và đa chiều. Đây không chỉ là một tuyên bố về nhân vật trong một câu chuyện mà còn là một khám phá về bản chất cuộc sống và sự kiên định của con người trước những thách thức. Xan-ti-a-go không chỉ là một nhân vật trong một câu chuyện; ông là hiện thân của lòng kiên cường, sự quyết tâm và cuộc đấu tranh của con người trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống. Qua nhân vật này, He-minh-uê đã khắc họa một bức tranh tinh tế về con người hiện đại, với tất cả những thách thức, mâu thuẫn và vẻ đẹp của cuộc đấu tranh không ngừng để đạt được ước mơ và mục tiêu trong một thế giới đầy biến động.
Phần II Câu 5
Sau khi đọc bài viết, bạn có hứng thú tìm đọc thêm các tác phẩm khác của Hê-minh-uê không? Tại sao?
Đọc kỹ và xác định yêu cầu, liên hệ với sở thích của bản thân và đưa ra lý do giải thích cho lựa chọn của mình.
Có. Bởi vì bài viết đã gợi mở cho tôi cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới văn chương của Hê-minh-uê. Phong cách văn chương của ông không chỉ đơn thuần là kể chuyện mà còn là một cuộc khám phá về bản chất con người. Điều này thực sự thu hút tôi và khơi dậy mong muốn tìm hiểu thêm về các tác phẩm khác của ông. Tôi đặc biệt hứng thú với cách Hê-minh-uê xử lý các chủ đề phức tạp như chiến tranh và tình yêu trong Giã từ vũ khí hay những suy ngẫm về cuộc sống và cái chết trong Chuông nguyện hồn ai.
(Hoặc nếu “không” hãy nêu rõ lý do, có điều gì trong phong cách viết hoặc chủ đề của Hê-minh-uê mà bạn không thích hoặc không phù hợp với sở thích cá nhân của bạn).