Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
1. Giới thiệu vắn tắt về Chế Lan Viên, bài thơ Tiếng hát con tàu và vị trí khổ thơ.
2. Nêu ý chính của cả khổ thơ: Niềm khao khát và hạnh phúc được trở về với nhân dân của nhà thơ.
3. Bình giảng hai câu đầu: Trở về với nhân dân là trở về với môi trường sống quen thuộc, thân thiết, làm nảy nở, phát triển sự sống. Đồng thời, đó cũng là ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật. Tác giả sử dụng những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như “ nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa” hết sức dung dị nhưng mang sức biểu cảm cao. Người con dù đi xa bao lâu nhưng không hề bị xa lánh mà vẫn được chào mừng, được yêu thương. Tác giả dùng ngôi nhân xưng “con” với “nhân dân” vừa mang ý nghĩa khái quát nhưng cũng hết sức gần gũi tạo cho chúng ta cảm giác như bản thân mình cũng là một người “con” ấy.
4. Bình giảng hai câu cuối:
Nhân dân là người nuôi dưỡng sự sống, làm hồi sinh sự sống.
Advertisements (Quảng cáo)
Phân tích những hình ảnh so sánh:
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
*Nhận xét chung về cách xây dựng hình ảnh, về giọng điệu của khổ thơ:
Xây dựng chuỗi hình ảnh liên tiếp để làm nổi bật tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ.
Những hình ảnh gần gũi, tự nhiên lấy từ cuộc sống thiên nhiên và cuộc sống con người.
Giọng thơ tha thiết, chân thành (chú ý sắc thái biểu cảm của những từ “con ”, “ đứa trẻ thơ”). Đọc 4 câu thơ ta cũng như được hòa chung vào niềm hân hoan của nhà thơ khi được trở về với nhân dân đồng thời cũng nhận ra được một chân lý đó là trở về với nhân dân là con đường tất yếu và duy nhất.
Khổ thơ đã thể hiện nét phong cách của Chế Lan Viên: suy tưởng sâu lắng và sáng tạo hình ảnh phong phú.