Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ) Bình luận câu nói nổi tiếng của nhà đại văn hào nước...

Bình luận câu nói nổi tiếng của nhà đại văn hào nước Nga L.Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có...

Nghị luận xã hội lớp 12 - câu nói nổi tiếng của nhà đại văn hào nước Nga L.Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống .. Người sống không có lí tưởng chẳng khác nào đi trong đêm tối hay lạc giữa rừng già, cứ mò mẫm tìm đường nhưng không có lối ra, tức là không có phương hướng kiên định và tự giết chết đời mình.

I. Mở bài:

a.Khái niệm về hai từ “lí tưởng”: Lí tưởng là mục đích, là lẽ sống cao đẹp mà mỗi con người chúng ta sẽ vươn đến.

b.Nêu vai trò của hai từ lí tưởng” trong cuộc sống của mỗi người chúng ta: Lí tưởng là động lực thúc đẩy chúng ta sống tích cực hơn, mạnh mẽ hơn, cao đẹp hơn, làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, có ích lợi cho xã hội hơn...

c.Nêu câu nói của L.Tôn-xtôi: Chính vì vậy mà nhà đại văn hào nước Nga đã phát biểu một câu nói đầy ý nghĩa; có tác dụng lớn trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống.”

II. Thân bài:

a.“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”:

Vì sao L.Tôn-xlôi bảo: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. Quan điểm ấy có đúng trong thực tế của cuộc sống chúng ta không? - Lời phát biểu của L.Tôn-xtôi đúng là một chân lí, bởi mỗi con người chúng ta trong cuộc sống đều luôn luôn mơ ước, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Chính những ước mơ, khát vọng ấy là động lực giúp con người chúng ta sống tích cực hơn để đạt cho kì được những ước mơ khát vọng ấy. Tương lai phải khởi đi từ hiện thực. Hiện thực là nền móng của tương lai. Tòa lâu đài tương lai có được hay không là cũng do từ hiện thực. Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy trong một bài thơ có những câu thơ mang ý nghĩa sâu sắc này:

Dẫu bay lên Hỏa hay sao Kim

Con người cũng đi từ mặt đất

Advertisements (Quảng cáo)

 Dẫu lớn tựa thiên thần

Cũng sữa ngọt mẹ nuôi

Thật vậy, trong hiện thực, nếu chúng ta chịu khó làm việc, học tập, không kiêu căng, tự mãn, biết coi thường những gian khổ, biết đạp bằng mọi trở lực để tiến lên... thì chắc chắn chúng ta sẽ dạt được mục tiêu, lí tưởng mà mình từng ôm ấp, tương lai chúng ta sẽ tươi sáng hơn, đường hoàng hơn. Cuộc sống do mình tự tạo lập nên là một cuộc sống vô cùng ý nghĩa. Không ai lo tương lai của chúng ta bằng chính chúng la, mà tương lai của chúng ta bắt đầu từ hiện thực. Chính “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” cho cuộc sống của chúng ta mai sau. Điều này, ta dễ dàng tìm thấy nhiều tấm gương trong cuộc sống: nhiều bạn học sinh nghèo phải học tập trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, lại vừa học vừa làm để phụ giúp cha mẹ, thế mà nhờ có niềm tin, có nghị lực, có lí tưởng mà những bạn ấy đã vượt lên chính mình để đạt thủ khoa trong các kì thi tuyển Đại học. Hoặc như Bác Hồ, người luôn luôn sống cho lí tưởng vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lí tưởng của chủ nghĩa cộng sản nên Bác đã phải chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ để đi tìm đường cứu nước và đưa cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao gian lao thử thách, đi đến thắng lợi vẻ vang.

b.“Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Như trên ta đã thấy "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” nên “không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.

Thật vậy, người sống không có lí tưởng chẳng khác nào đi trong đêm tối hay lạc giữa rừng già, cứ mò mẫm tìm đường nhưng không có lối ra, tức là không có phương hướng kiên định và tự giết chết đời mình. Không có phương hướng kiên định thì cuộc sống của chúng ta dễ rơi vào chỗ bi quan, bế tắc, chúng ta chẳng làm nên việc gì cả, sống không có mục đích, không có lí tưởng thì chúng ta cảm thấy bơ vơ lạc lõng trước cuộc đời, bởi bánh xe cuộc đời nó sẽ nghiền nát những tâm hồn lạc lõng đó mà đi, không hề thương tiếc. Người sống mà chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc, sống nhờ, sông bám vào kẻ khác như chầm gửi thì cuộc sống của con người ấy dễ đi đến chỗ sa đọa và dễ sa ngã vào tội ác. Nói một cách khác, những con người đó đã tự đào hố chôn cuộc đời mình. Có biết bao con người đã rơi vào thảm họa đó, đến khi hối hận thì không còn kịp nữa.

Những bài học ấy ta có thể rút ra từ hiện thực cuộc sống. Trong xã hội ta hôm nay có biết bao con người cách mạng đã sống trung thực, tận tụy với dân với nước, sông theo lí tưởng của Bác Hồ, nhưng bên cạnh đó còn có một số cán bộ cách mạng biến chất, sống trên xương máu của đồng đội, sống trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân, luôn tìm cách bòn rút của công, ăn hối lộ, bảo kê cho bọn tội phạm, ăn chơi sa đọa... Nhưng rồi trước hay sau, nhanh hay chậm những con người ấy sẽ bị pháp luật lôi ra ánh sáng, lôi ra trước vành móng ngựa để trừng trị đích đáng. Có khi họ bị án tử hình, có khi bị án chung thân, bị tịch biên tài sản, để lại tiếng xấu muôn đời. Hoặc có những con người sống không chân chính, sống không có mục đích, chỉ biết có đồng tiền mà sa vào con đường phạm pháp như buôn ma túy, hút chích ma lúy, vùi mình trong vũ trường với rượu và thuốc lắc để đến nỗi thân tàn ma dại và dễ dẫn đến mắc căn bệnh của thế kỉ HIV/AIDS, trở thành gánh nặng của xã hội. Đúng là “không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống” như L.Tôn-xtôi đã nói.

III. Kết bài:

Khẳng định lại câu nói trên của L. Tôn-xtôi là một chân lí, là một bài học lớn cho chúng ta trong cuộc đời. Nêu suy nghĩ về bản thân.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)