Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ) Cảm nhận đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của...

Cảm nhận đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca của Thanh Thảo. “Không ai chôn cất tiếng đàn . Long lanh...

Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo - Cảm nhận đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca của Thanh Thảo. “Không ai chôn cất tiếng đàn …………. Long lanh trong đáy giếng.” (Đàn ghi ta của Lor – ca –Thanh Thảo, ngữ văn 12, . Những ý cần đạt Giới thiệu về tác giả, thi phẩm Đặc điểm thơ Thanh Thảo Khái quát đoạn thơ được trích
+ Hình ảnh Lor-ca là bất diệt
+ Tiếng đàn đấu tranh cho nghệ thuật, cho tự do vẫn không thể chết.
+ Sự bất tử, sức sống của tiếng đàn
+ Hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, nhưng bắt nguồn từ một sự việc thực về cuộc đời của Lor-ca.
Bài làm tham khảo
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của Thanh Thảo – một nhà thơ ham cách tân thơ những năm sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước, để góp phần đổi mới thơ theo hướng hiện đại hoá. Thanh Thảo đã mượn hình ảnh cây đàn, đúng hơn là tiếng đàn để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor -ca tài hoa đã dùng thơ và nhạc, say mê mải miết, tình nguyện làm một người nghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàn tranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây Ban Nha và cho nghệ thuật.
Lor-ca là bất diệt. Cảm động về vẻ đẹp bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa, Thanh Thảo đã viết nên bài thơ thật cảm động trong đó có khổ thơ:
                                        Không ai chôn cất tiếng đàn
                                                      …………
                                        Long lanh trong đáy giếng.
Câu thơ đầu tiên “Không ai chôn cất tiếng đàn” ý thơ cất lên từ câu thơ nổi tiếng của Lor -ca “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi -ta”  để nói với chúng ta Lor -ca đã chết, nhưng tiếng đàn đấu tranh cho nghệ thuật, cho tự do vẫn không thể chết, không thể tắt, tiếng đàn Lor -ca vẫn âm vang trong lòng nhân loại, trong lòng tổ quốc Tây Ban Nha yêu quí của anh.
     Tiếng đàn ấy, cuộc đời ấy vẫn mang một sức sống mãnh liệt không gì có thể tiêu diệt được “tiếng đàn như cỏ mọc hoang. “Cỏ mọc hoang” là một hình ảnh ẩn dụ, làm ta nhớ đến hình ảnh cỏ và giọt sương bé nhỏ, lặng thầm mà vô cùng kì diệu trong bài thơ “Bùng nổ của mùa Xuân” của tác giả:
“Những giọt sương lăn vào cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn giữ long lanh bình thản trước vầng dương”
     Câu thơ còn làm ta liên tưởng tới câu nói của người anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Pháp nhổ được hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Việt Nam  chống Pháp”. Câu thơ “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” mộc mạc, bình dị mà kì diệu đến vô cùng.
Hình ảnh trong hai câu thơ cuối là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ một sự việc thực: Kẻ thù sau khi bắn nhà thơ đã vứt xác anh xuống giếng để phi tang. Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì mới chỉ nói lên một sự thực tàn bạo đê hèn của lũ phát xít và những đau thương của người nghệ sĩ Lor -ca, nhưng với bút pháp siêu thực Thanh Thảo đã nói được nhiều hơn: Tình thương, sụ cao khiết, sự tỏa sáng của tinh thần Lor -ca. “Nước mắt vầng trăng” là nước mắt thương tiếc vầng trăng (hình ảnh ẩn dụ chỉ Lor -ca), cũng còn có thể là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng. Câu thơ làm ta liên tưởng đến  ý thơ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc” của Nguyễn Đình Chiểu: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”.
          Vầng trăng là sự hoá thân, sự thăng hoa của tâm hồn Lor -ca. Giếng nước là nơi kẻ thù vứt xác anh, lại là nơi toả sáng tâm hồn anh như vầng trăng soi vào sự dập vùi tàn ác của kẻ thù lại chuyển hoá thành sự thăng hoa toả sáng, sự thê thảm chuyển hoá thành sự tôn vinh ngợi ca.
     Là một bài thơ đặc sắc, vừa nồng nàn cảm xúc vừa sâu sắc về triết lí đã ca ngợi được vẻ đẹp anh hùng bất tử của người nghệ sĩ . Tiếng đàn bất diệt của Lor -ca còn mãi âm vang cổ vũ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha, của nhân loại. Thanh Thảo đắm chìm trong dòng cảm xúc về tiếng đàn, về thơ ca Lor -ca, về nền văn hoá Tây Ban Nha.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)