Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ) Chứng minh rằng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà là...

Chứng minh rằng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà là con Sông Đà “hung bạo”: Đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này...

Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân - Chứng minh rằng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà là con Sông Đà “hung bạo”.. Đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Thiên nhiên: Con Sông Đà “hung bạo”

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một côn sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

(1)    Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim là lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh Sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, hẹp đến mức quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lôi liên tưởng bất ngờ - thiên nhiên hoang sơ : với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa

phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sừ dụng cả giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trờ, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

2)    Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với

Advertisements (Quảng cáo)

hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phôi hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng một ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Dà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bằng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

(3)   Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống xông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ặc ặc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa "tả” và “kể”. Ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng  của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ỷ... ở khuỳnh sông dưới.

(4)  Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lứa, đang phá luống rừng lứa, rừng lứa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, tăng thêm mối nguv hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả để dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình

dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậv, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh cùa những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí cùa Sông Đà trong sự  nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Trích: baitapsgk.com

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)