I. Mở bài
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ làm bật nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu biểu.
II. Thân bài
Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn:
1. Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân ngụ cư (bị người làng coi thường), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ.
- Đó là một điều lạ, vì hai lí do:
+ Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo!
+ Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân chẳng xong mà đi lấy vợ.
Nhưng điều tường không thế nào có được, lại đã xảy ra, đã trở thành hi thực. Bời vì, nếu không phải năm đói, người ta không đói quá, thì ai thèm Tràng. Và đây là “vợ nhặt”, có cheo cưới gì đâu. Năm đói thế nào cũng xong, thế người như Tràng mới lấy được vợ.
-Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm cư ngụ, của bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và của chính Tràng nữa. Như vậy, tình huống này đã làm cho câu chuyện có thể triển khai, phát triển dễ dàng bằng các cảnh với các chi tiết rất hấp dẫn.
+ Cảnh xóm ngụ cư xì xào bàn tán khi Tràng dẫn vợ về nhà.
+ Cánh buối tối bà cụ Tứ gặp người con dâu được anh con trai “nhặt về” trong sự sững sờ này đến sự ngạc nhiên khác...
Advertisements (Quảng cáo)
+ Chuyện có vợ bất ngờ với cả chính Tràng nữa, khiến anh ta không thế nào tin nổi - trong buổi tối dẫn vợ về báo cho mẹ biết và ngay cả sáng hôm sau khi đã là vợ chồng (“Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn cứ ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”).
2.Tình huống trên, đồng thời hết sức éo le. Đó là chuyện nên vui hay nên buồn, nên mừng hay nên lo?
-Chính điều này lại thúc đẩy cho câu chuyện tiếp tục phát triển để nhà văn có thể khắc họa tâm trạng nhân vật phong phú và tính cách nhân vật rõ nét hơn. Trong cái tình huống hết sức éo le ấy, ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vui mừng, lo sợ ở trong tâm trạng của mọi người.
-Người trong xóm ngụ cư mừng cho anh ta và cùng lo cho anh ta.
+ Bà cụ Tứ mừng cho con nhưng vừa thương vừa tủi, vừa lo co con.
+Chính Tràng cũng vừa vui vừa “chợn”’, “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
- Tình huống trên dẫn đến cái hạnh phúc thật mong manh, tội nghiệp củađôi vợ chồng và bà mẹ nghèo khổ. Hạnh phúc của đôi vợ chồng Tràng và niềm vuicủa bà cụ Tứ cứ phải diễn ra trong một không khí ảm đạm chết chóc, vớinhững tiếng hờ khóc người chết đói vẳng đưa tới (“Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiêng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ lệ lúc to lúc nhỏ”). Hạnh phúc của họ diễn ra trong tiếng quạ kêu thê thiết, trong tiếng khóc thê thảm ấy. Và tiếp đó là bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới thật tội nghiệp: ăn cháo cám, ăn mà không dám nhìn nhau... Tình huống đó đã tạo cảm hứng, tạo cảnh, tạo chi tiết để nhà văn có thế viết nên những trang thật cảm động về câu chuyện “Vợ nhặt” rất hiện thực và cũng rất nhân đạo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
III.Kết bài
- Tình huống Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân.
-Tình huống ấy không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triển dễ dàng, tốt đẹp, mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề truyện: niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất.
Trích: baitapsgk.com