Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ) Nhận xét về giọng điệu trẩn thuật và nghệ thuật xây dựng...

Nhận xét về giọng điệu trẩn thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội, Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa...

Một người Hà Nội - Nguyễn Khải - Nhận xét về giọng điệu trẩn thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội. Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trìu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh.

GỢI Ý

   a. Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trìu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Sự tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”, tính cách đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự sự xen lẫn hoài nghi, tự sự xen lẫn tự hào.). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đặc sắc, đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.

   b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

   + Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác

Advertisements (Quảng cáo)

   + Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tô đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự hào, ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát..)

   c. Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh nói lên quy luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si

   Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội. Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách tinh hoa, linh hồn đất nước.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)