Nếu cái chết bi thảm của Lor-ca gây cảm xúc mạnh cho Thanh Thảo thì tiếng đàn ghi ta của Lor-ca đã trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ của ông. Bởi Lor-ca là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, và cái biểu trưng cho người nghệ sĩ ấy không gì đúng hơn chính là tiếng đàn của ông, tiếng đànghi ta truyền thống của dân tộc Tây Ban Nha. Tiếng đàn ghi ta là gương mặt, là cuộc đời, là tài năng và phẩm chất nghệ sĩ của Lor-ca, in đậm dấu ấn riêng cùa người nghệ sĩ tài hoa và khí phách, nhưng cũng phảng phất hồn dân tộc Tây Ban Nha trong đó. Hình tượng tiếng đàn được Thanh Thảo xây dựng rất độc đáo, công phu và sáng tạo, tuy ít nhiều có nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ Ga-xi-a Lor-ca.
Bài thơ về nhà thơ lớn Tây Ban Nha:
- Khổ 1: Tiếng đàn du ca của người nghệ sĩ lang thang.
- Khố 2 và 3: Lor-ca bị điệu về bãi bắn, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.
Advertisements (Quảng cáo)
- Khổ 4: Tiếng đàn gợi thương cảm về cái chết thê thảm của nhà thơ chiến sĩ nhưng đó lại là tiêng đàn bất tử của người anh hùng trong lòng dân tộc và nhân loại.
- Khố 5: Sự siêu thoát cùa Lor-ca: “tiếng ghi ta nâu” đã thành “chiếc ghi ta màu bạc”, thành con thuyền đưa Lor-ca bơi sang ngang, qua dòng sông sinh từ đến thế giới vĩnh hằng.
- Khổ 6: Sự tự giải thoát, sự lìa bỏ tất cả của Lor-ca, nhưng linh hồn bất tử của ông vẫn ca hát, mãi mãi hát ca, và tiếng đàn ghi ta kì diệu ấy vẫn vang lên thánh thót: li-la li-la li-la...
Trích: baitapsgk.com