Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 Phân tích tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến của...

Phân tích tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Tính chất bi tráng luôn bao hàm cả hai yếu tố “bi” và “tráng”, đau thương...

Tây Tiến – Quang Dũng – Phân tích tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Tính chất bi tráng luôn bao hàm cả hai yếu tố “bi” và “tráng”, đau thương và cao cả.

Cả hai yếu tố này gắn bó, cái bi làm nền, tôn vinh sự hùng tráng, cao cả. Tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến thể hiện ở:

– Sự miêu tả trực tiếp, không né tránh những khắc nghiệt, nguy nan luôn rình rập người lính Tây Tiến trên những bước đường hành quân (địa hình hiểm trở, thú rừng hung dữ, bệnh tật…). Đặc biệt. Quang Dũng đã không ngần ngại khi nói đến cái chết, điều mà văn học kháng chiến trong thời gian dài

thường né tránh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Áo bào thay chiếu anh về đất

– Nhưng khi miêu tả những cảnh đau thương, kế cả cái chết, lời thơ Quang Dũng không làm mềm lòng người đọc. Trái lại, tính chất hùng tráng đã bật lên từ cái bi, bởi đó là cái chết vì lí tưởng cao cả (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) cái chết đã hóa thành bất tử (Áo bào thay chiếu anh về đất).

– Góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng ở Tây Tiến là những nét đặc sắc về nghệ thuật. Hàng loạt từ Hán Việt (biên giới, biên cương, viễn xứ, chiến trường…), âm thanh gầm thét của sông Mã đã góp phần mang tính chất nghi lễ. Cần lưu ý là nói đến cái chết, nhưng Quang Dũng không dùng động từ “chết”. Cái chết đối với người lính Tây Tiến là một sự dâng hiến và khi đã dâng hiến thì họ trở về với đất nước, ở trong sự chở che, đùm bọc của Tổ quốc.