Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ) Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn...

Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi: Nguyễn Thi có một tâm hồn tha thiết, yêu thương và căm thù mãnh liệt....

Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi - Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.. Nguyễn Thi có một tâm hồn tha thiết, yêu thương và căm thù mãnh liệt. Điều đó khiến cho những trang viết thật giàu có về hình tượng và mỗi hình tượng đều rung động chúng ta sâu sắc... yêu thương và căm thù, đó là hai nguồn sức mạnh tạo tính cách đặc biệt ngoan cường cùa nhân vật Nguyễn Thi..

Có người cho rằng Nguyễn thi đúng là đứa con của vùng quê nghèo gặp thời chinh chiến được sinh ra ở miền bắc trong một gia đình gieo neo vất vả phải theo anh sinh sống, trưởng thành và tham gia cách mạng miền nam 1945.

Lăn lộn với người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, vào sinh ra tử, Nguyễn Thi đã thấm đấm chất nam bộ từ con người tới tâm hồn. Cùng với bản chất sâu sắc của người dân đất bắc, ông đã đưa chúng vào những trang văn. Bởi vậy khi đọc những trang văn của ông nhiều người cho rằng:” Nguyễn Thi là cây bút có biệt tài phân tích tâm lí con người có khả năng thâm nhập sâu vào nội tâm nhân vật của mình” tạo nên những hình tượng gân guốc có cá tính mạnh mẽ và Những đứa con trong gia đình là tác phẩm tiêu biểu cho biệt tài của đó của ông.

Truyện kể về người lính giải phóng tên Việt bị thương và thất lạc đồng đội trong một trận đánh khốc liệt với quân Mĩ. Sau mấy ngày anh được đồng đội cứu đưa về, nhận được thư chị Chiến rồi nhớ lại chị Chiến và nhớ lại những trận chiến khốc liệt làm anh bị thương với quân Mĩ. Lúc tỉnh, Việt bò lê đi tìm đồng đội, lúc mê, Việt mơ thấy cha bị giặc bắt chặt đầu mẹ bị đạn pháo giết hại, nhớ chuyện cùng với chị Chiến giành nhau đi bộ đội trước, nhớ chuyện hai chị em cùng nhau bàn bạc thu xếp việc ra đình trước lúc đi…Việt nhớ không sót chuyện gì về những đứa con trong gia đình cho tới khi anh Tánh và đồng đội tìm thấy và đưa Việt về.

Về nhệ thuật, ngôn ngữ toàn bộ truyện là ngôn ngữ  của người nam bộ, kể cả những đoạn miêu tả cảnh và người của nhà văn:

"... Việt giấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu ta sợ mất chị mà cái miệng ống loa của Tánh không bịt lại được...’’-. Tả tâm trạng: "... Việt lắng nghe, đúng là những con ếch nhái bụng tròn vo, mắt thồi lồi, hay ngồi liếm mép kêu uôm uôm...”. Tả loài vật: "... Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Cha, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu dạn xung phong thôi”: độc thoại ngắn gọn theo phong cách Nam Bộ...

Toàn truyện, có nhân vật Tánh và một số đồng đội, nhưng trong đoạn trích để phân tích chi có mỗi nhân vật Việt xuất hiện. Qua trí nhớ của Việt, nhiều nhân vật khác trong gia đình xuất hiện, vẫn có nhừng đoạn văn ghi đối thoại giữa các nhân vật một cách gián dị, chân thật như đang sống hiện hữu giữa cuộc đời. Đây là những hồi ức đã ăn sâu vào từng tế bào, thớ thịt của Việt: Hãy đọc lại một đoạn hồi ức của Việt qua ngòi bút của nhà văn:

"Mình đi đâu thì ba má đi theo đó chớ gì mà lo?

Vậy chứ ba má không theo con thì theo ai, nhưng mà cũng phải tính cho đâu ra đó chớ. Đem bàn thờ sang gởi chú Năm em có ừ không?

Ừ! mà hồi đó má dặn chi vậy hả?

Má có biết má chết đâu mà dặn.

Việt sải chân ra giường:

Vậy mà nói nghe in như má vậy.”

Đoạn văn đối thoại vừa thông minh vừa ngây thơ, thật dễ thương để diễn tả tình cảm của nhân vật. Không những thế, Nguyễn Thi còn thành thạo trong sử dụng thành thạo văn độc thoại:

"... Việt còn đây! Việt sẽ tới phụ với các anh!...”

"... Vậy là ban ngày đã đến. Mùi nắng cỏ thể ngửi thấy được. Hai mắt Việt

Bị thương thiệt rồi, nó đang sưng lên cho nên ban ngày rồi mà Việt không thấy gì  hết. Nếu giặc tới thì làm sao bắn?...

"... Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cá khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày...”.

Truyện ngắn có nhiều đoạn văn độc thoại hay như những đoạn văn ngắn trên. Chúng rất phù hợp với những hồi ức trong những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù như E. Hemingway đã sử dụng độc thoại trong hầu hết những tác phẩm nổi tiếng của ông.

Truyện phong phú chi tiết, sự việc xảy ra đan chéo nhau. Quá khứ gần đan chéo quá khứ xa, quá khứ xa đan chéo quá khứ gần (quá khứ gần: Việt bị thương, nằm ở đơn vị; quá khứ xa: Chuyện xảy ra trong gia đình, trong làng xóm Việt ; và hiện tại tại: Việt đang điều trị ở bệnh viện và nhận được thư chị Chiến Mỗi sự việc xảy ra đều có xung đột, và được giải quyết hợp lí, liền mạch truyện...

Kẻ thù xuất hiện trong trận đánh, có bom đạn, xác Mĩ. Chủ yếu nhân vật trong truyện là những nhân vật cùng tuyến chính diện. Và ai cũng mang truyền thống yêu thương, chống giặc ngoại xâm.

Người gần gũi với Việt lúc này là “anh Tánh”, tiểu đội trưởng luôn quan tâm đến Việt. Vừa đánh giặc vừa tìm cứu Việt ngoài chiến trường, vừa chăm sóc, nhắc nhở Việt viết thư cho chị. Thế nhưng chú Năm mới là người thân thiết.

Chú Năm: là người yêu quê hương tha thiết: "... chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó...”.

Đất đẻ ra nước, nước đẻ ra người. Người thương đất nước là lẽ đương nhiên.

Chú năm đi rộng, biết nhiều: "... Chẳng là trước kia chú vốn đi bè cũng ham sông ham bến, nên biết nhiều nơi”... “Những câu hò chú thuộc từ hồi đi chèo ghe mướn ở Sài Gòn, lục tỉnh”...

Là người lớn duy nhất còn lại giữ riềng mối gia đình. Chú quý trọng gia đình lắm: "... Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta củng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm. ”. Riềng mối gia đình cụ thể là ở cuốn sổ tay chú ghi đủ mọi chuyện xảy ra trong gia đình, cho gia đình. Chú ghi đủ hết. Từ chuyện "... Thím năm bơi xuồng đi rọc lá chuối bị ca-nông Mỏ Cày bắn bể xuồng, chết còn rnặc cái quần mới...” đến chuyện “lính tổng Phong... bắn vào giữa bụng ông nội”. Từ chuyện bà nội bị lính quận Sơn bắt, đánh đến chuyện: “Thằng Hai, con chú Năm... bò và đặt trái, lấy cốt xong, bó năm cây súng vác về nhà”... Chú còn mượn câu hò đế gửi gắm lòng mình... “Lúc đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mắt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ, làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hò đó...”.

Còn ba, má Việt thỉ sao?

Bắt đầu từ cuộc đời con gái, “chiều chiều má đi làm mướn về, vì không tiền đi đò nên vẫn lấy nón làm phao mà lội qua sông. Ba hồi đó còn là trai, cầm tầm vông gác bến đò. Một buổi má xin giang xuồng, ba nhứt định không cho, má liền phóng xuống sông, lội. Xuồng ba cặp bến thì má cũng lội tới bờ. Hai bên giáp mặt. Ba cười hề hề, nhưng má chẳng thèm dòm, hai mắt hử một cái “cóc” rồi đi thẳng”.

Advertisements (Quảng cáo)

"... Chiều hôm đó má gánh cơm đi tặng bộ đội “tầm vông” thì lại gặp ba trong hàng ngũ đó”. Tình yêu nên chồng, nên vợ của ba má Việt như vậy đó. Nhưng hai người thương nhau vô cùng.

Ba cũng đánh Tây, “ôm đệm đi ngủ ngoài bờ bị lính Tây bót Kinh Ngang bắt chặt đầu”. Tình thương yêu của má biểu hiện càng cao: "... tao cứ đi theo cái thằng xách đầu mà đòi. Đi từ ấp trong tới ấp ngoài.. Một tay tao bồng em mày, một tay tao cáp rổ...”. Đòi được đầu về rồi má mới khóc thương ba mà chẳng kể gì hết.

Má thương các con, thương ba nên luôn luôn so sánh việc làm của Việt là giống ba Nhờ có ba mà má dạn lên, một mình nuôi bốn đứa con nhỏ dại. Má cũng anh hùng - nhờ chiếc xuồng, má làm việc đầu tắt mặt tối để nuôi con, nhưng cũng chở người đi đấu tranh ở trên quận. Xuồng bị đập bể, má đi chân không. Lội sình tìm việc nuôi con mà cũng để nghe ngóng tình hình. Hình ảnh về cái chết của má cũng thật gan dạ: .. Má vừa mới đi đấu tranh ở Mỏ Cày về, cà nông nó bắn đuổi theo. Một trái rơi bịch trên lộ, trước mặt má, không nổ, má đến dòm dòm rồi bỏ luôn vào rổ, cắp về. Một trái khác đã văng miểng trúng má lúc má về tới đầu xóm. Má nằm xuống, trái cà nông lép trong rổ rau còn nóng hổi, Má chết...”. Hơi cường điệu trong miêu tả, nhưng hình ảnh má hi sinh thật anh hùng. Như ngày nào má dõng dạc buông câu trả lời nổi tiếng khi kẻ thù hỏi: “Vợ Tư Nông đây!”...

Tóm lại, mẹ Việt rất yêu thương chồng: “Lấy chồng rồi, má lại lặn lội thăm chồng. Lên rừng xuống biển má cũng đi, vai gánh chục dừa, một đầu thêm nải chuối, một đầu thêm vài rẽ thuốc”. Đó là hình ảnh của người vợ lặn lội thân cò đế lo lắng cho chồng. Và đồng thời, đấy cũng là người mẹ rất thương con, dồn hết tình thương cho con: “Vì mong cho con mau lớn mà má trông từ cách con làm tới miếng cơm con ăn trong miệng”.

Chị Chiến: Một người con hiếu thảo, người chị mẫu mực trong gia đình, và là người con gái mang truyền thống giặc xâm lược. Một người con hiếu thảo khi chị giúp mẹ làm công việc trong nhà để mẹ làm mướn nuôi mấy chị em, để mẹ có thì giờ cùng bà con đấu tranh. Sau khi hai chị em cùng đăng kí đi bộ đội, một mình Chiến lo suy nghĩ, thu xếp nơi đặt bàn thờ của cha, mẹ. Chuẩn bị bữa cơm cúng cha mẹ trước khi dời bàn thờ sang nhà chú Năm.

Một người em, người chị mẫu mực:

Viết thư cho chị Hai dù chị là con nuôi của ba, má... Luôn luôn nhường nhịn em: nhường em về công soi ếch nhái, nhường cả “vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thủy” độ nào.

Chiến luôn luôn hỏi ý em một cách khéo léo về những công việc gia đình ‘ẩn giải quyết trước khi hai chị em cùng lên đường.

Chuyện căn nhà, bàn ghế... chuyện thằng út:

"... Chị em mình đi thì thằng Út sang chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học... Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?...

"... Bàn thờ má gới đâu? Gởi sang chú Năm cho thằng út coi chừng hay là chi Hai về đem đi?”.

"... Cliị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống... dùng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên....”.

Chị Chiến giỏi và khéo như vậy nên đã được chú Năm khen:

“Khôn! Việc nhà có thu gọn được thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non...”.

Ở chiến trường, luôn viết thư liên lạc động viên em, nhưng trước hết Chiến là một người dân biết bổn phận. Điều này được thể hiện ở chỗ hai chị em giành nhau đi tòng quân. Chiến đã lí luận: “Tao lớn tao mới đi, mầy còn nhỏ, ở nhà phụ với chú Năm, qua năm hãy đi”... “Hổi đó má nói cho tao đi, mầy ở nhà làm ruộng với má, trọng trọng rồi đi sau”.

... Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”. Tinh thần chiến đấu của Chiến quả rất cao.

Nguyễn Văn Việt là một thanh niên nông thôn mới lớn, thật thà, chất phác yêu quê nhà, những người thân, gắn bó với đồng đội, can đảm giữa mặt trận. Trước hết Việt là người tha thiết yêu quê nhà.

Ếch nhái kêu dậy lên - Việt lắng nghe, đúng là những con ếch nhái bụng tròn vo, mắt thồi lồi, hay ngồi liếm mép kêu uôm uôm. Ớ quê Việt, những đêm như đêm nay, đèn soi nhấp nhánh đầy đồng”. Từ tiếng ếch kêu trong hiện tại trước khi Việt bị thương, Việt nhớ nhà, quê hương với những chi tiết cụ thế “Cứ trời mà dứt hột’’, Việt đã cởi trần ra, hai chị em, hai cái đèn soi, lóp ngóp đi”.

Và lúc nào cũng yêu thương những người trong gia đình, lúc còn nhỏ, đã biết yêu thương gia đình. Thương Ba nên đi đâu cũng đòi đi cùng ba. Thương má nên làm theo lời dặn của má: “Việt à, coi chừng nhà nghe con!... Việt à, ra phụ má nghe con!”. Lúc chuẩn bị ra đi thì cùng chị chăm lo, thu vén công việc gia đình. “Việt thương chú Năm vì hồi đó chú hay bênh Việt. Chú là người thân gần nhất và lớn nhất còn lại của gia đình”... Khi bị thương, Việt nhớ chị Chiến, nhớ thuở còn nhỏ hai chị em đi soi ếch, nhớ tớichuyện cùng chị chạy lon lon theo má đi đòi đầu ba. Nhớ vụ cãi nhau trong việc tòng quân, nhớ tới đêm nằm nghe chị bàn chuyện thu xếp nhà cửa, nhớ tới ngày hai chị em đưa bàn thờ mẹ sang nhà chú Năm, Việt “thấy thương chị lạ”. Việt nhớ tới chú Năm vì hồi đó chú hay bênh Việt; nhiều nhất là Việt nhớ tới mẹ. Trong hồi ức của Việt, hình của người mẹ luôn hiện ra. Việt nhớ tiếng chân “má đi lịch bịch vào nhà”. Việt còn nhớ cả mùi hôi của má, rồi có lúc Việt mơ ước được má xoa đầu như những ngày còn bé. Việt cũng nhớ đồng đội như in. “Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra... Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công...”.

Và cuối cùng Việt căm thù giặc và dũng cảm trong chiến đấu. Đây là những đoạn mô tả tầm lí mà Nguyễn Thi đã vận dụng nghệ thuật viết hồi ức, những đoạn văn độc thoại ngắn hay nhất. Nhân vật nào gần gũivớiViệt cũng mang lòng căm thù giặc không chỉ nghĩ, nói mà cả ởhành động.

Hồi nhỏ, qua lời kể của má về Việt: "... Phải hồi đó tao không níu lại thì nó đã bắn mày rồi. Đầu ba ở dưới đất không lượm, cứ nhè cái đầu thằng vừa liệng đầu mà đá” gan lì, căm thù kẻ ác từ nhỏ. Lúc đi đánh giặc: Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”: Thù vì ba thì bị chặt đầu, má thi bị đạn ca nông bắn chết.

Bốn lần ngất đi, tỉnh lại đều có bóng dáng căm thù trong tâm tư, trong cử chỉ của người lính bị thương ấy: "... Đơn vị của Việt đâu? Các anh ở gần hay ở xa? Không tìm thấy Việt sao? Việt đi bánh xe ở tuốt đằng kia, xa lắm, thù pháo đã bổ vào thùng nó, chắc nó cháy rồi, bây giờ Việt đi tìm các anh đây!”

Có căm thù mới chiến đấu can đảm đến như vậy. Có căm thù mới "... bò gấp. qua những cái gì nữa Việt không cần biết, quên cả khắp người đang rỉ máu quên cả trận địa sắt thép ngổn ngang mà thương tích”... Quyết, vượt qua đau đớn của thế xác đế tìm cho ra đồng đội. "... Việt chộp súng, lên đạn. Cả mười ngón tay không ngón nào còn lên nổi. Việt ghé răng giựt mạnh cơ bấm. Một viên đạn lên nòng...” “...khi nghe thấy tiếng động, Việt cứ đinh ninh là giặc, đang chuẩn bị bắn nó và chờ phút quyết liệt nhất của đời mình coi cái chết nó ra sao...” Sẵn sàng chấp nhận hi sinh cho tới hơi thở cuối cùng.

“Cái sâu sắc của Nam Cao, cái chấm biếm của Nguyễn Công Hoan, cái mới lạ của Trần Đăng, cái tinh tế của Bùi Hiển... ít nhiều đều có dấu ân trong Nguyễn Thi ,Nguyễn Thi cho tôi thấy bao nhiêu là tình sâu nghĩa nặng trong một chữ gia đình, nó là nỗi niềm sâu thẳm của người chiến sĩ ra trận lần đầu...” (Phong Lê)

Nguyễn Thi có một tâm hồn tha thiết, yêu thương và căm thù mãnh liệt. Điều đó khiến cho những trang viết thật giàu có về hình tượng và mỗi hình tượng đều rung động chúng ta sâu sắc... yêu thương và căm thù, đó là hai nguồn sức mạnh tạo tính cách đặc biệt ngoan cường cùa nhân vật Nguyễn Thi..  Sự hiểu biết cặn kẽ tâm lí con người, khả năng thâm nhập vào dòng tâm sự của nhân vật để quan sát, phát hiện và phân tích một cách tỉ mỉ, đồng thời thông qua đó mà dẫn câu chuyện một cách linh hoạt. Những đứa con trong gia đình có thể coi là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyền Thi về phương diện này”.

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)