Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trang 84...

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trang 84 SGK Văn 12 tập 1 – Văn lớp 12...

Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ – Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trang 84 SGK Văn 12 tập 1. Nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng

Advertisements (Quảng cáo)

I. Soạn bài

I. THẾ NÀO LÀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

Nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.

II. CÁCH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

1. Các thao tác cần thực hiện

a. Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ, nắm chắc mục đích, hoàn cảnh sáng tác, vị trí Joạn thơ, bài thơ.

b. Đoạn thơ, bài thơ có dấu hiệu gì đặc biệt về ngôn ngữ, hình ảnh?

c. Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?

2. Cấu trúc bài làm

Ba phần:

–  Mở bài:

Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

–  Thân bài:

Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. 

–   Kết bài:

Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

–    Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cũng có cấu trúc như các nghị luận khác. Nhưng trong phần thân bài, cần biết bám sát vào các yếu tố của thơ như: hình ảnh, cảm xúc, nhịp, vần… để phân tích, từ đó phá hiện ra cảm xúc chủ đạo và sự độc đáo của nhà thơ trong cảm xúc trong miêu tả.

II. Luyện tập

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dờn dờn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

  Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng (1940) là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất trong sáng tác của Huy Cận. Tứ thơ Tràng giang được hình thành vào một buổi chiều mùa thu 1939, khi nhà thơ đứng bờ nam bến Chèm (Hà Nội), nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sông nước bốn bề bao la thuần tuý tả cảnh thiên nhiên, mô tả cái vô hình, cái vĩnh viễn. Đó là cái “thế giới bên trong”, cái linh hồn của tạo vật trong nỗi 1 xa vắng mênh mông. Khổ thơ kết cũng vừa là cảnh, vừa là tâm hồn:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dờn dờn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao”, “mây bạc”, mà viết “mây cao”, “núi bạc”. Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp…

Động từ “đùn” tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.

Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).

Câu 3: Lòng quê: nỗi nhớ quê hương gợi lên theo sóng nước.

Câu 4: Xuất xứ từ câu thơ của Thôi Hiệu đời Đường: “Nhật mô hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” (“Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” – Tản Đà dịch thơ). Tứ thơ mới mẻ, học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.

Cả 4 câu thơ là hình ảnh chân trời lúc chiều tà, qua đó tác giả gửi gắm nỗi buồn cô liêu, nỗi sầu vạn cổ. Đoạn thơ tả cảnh nhưng lại tả tâm cảnh.

Nét đặc sắc nghệ thuật: Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.

Tâm hồn nhà thơ đôn hậu, tinh tế. Đáng quý là cảnh vật và tâm trạng tác giả tuy buồn cô liêu nhưng rất đẹp, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sông con người.