Người nghệ sĩ tự do Lor-ca
Lor-ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha.
Áo choàng đỏ gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một hoạt động văn hoá khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.
Tất cả làm nổi bật không gian văn hóa Tây Ban Nha. Hình tượng Lor-ca đặt trên nền văn hóa đó, làm rõ ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang “hát nghêu ngao” cùng “tiếng đàn bọt nước”, cùng “vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn
Tấm “áo choàng đỏ gắt” giúp ta liên tưởng tới cảnh đấu trường. Đây phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca. Nhưng góc nhìn nào ta cũng thấy Lor-ca đơn độc. Chàng sống mộng du với bầu trời, dòng sông và lá bùa sinh mệnh trên đường chỉ tay.
Nhận xét gì về cách thể hiện của Thanh Thảo ở 6 dòng thơ đầu?
Advertisements (Quảng cáo)
Ta bắt gặp sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thảo và đối tượng cảm xúc - người nghệ sĩ Lor-ca.
- Tác giả tạo dựng không khí chính trị “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”.
- Cái phông của nền văn hóa dân gian Tây Ban Nha.
Bài thơ giàu tính nhạc qua các biện pháp điệp từ, từ láy.
Mô phóng âm thanh các nốt đàn ghi ta (li-la li-la li-la).
Tất cả làm nối bật hình tượng Lor-ca, nghệ sĩ hát rong, người dã dùng tiếng đàn ghi ta đế giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình.
Trích: baitapsgk.com