3.1
Khẳng định nào sau đây về hệ gene là không đúng? A. Tập hợp phân tử DNA ở “vùng nhân” và các plasmid ở sinh vật nhân sơ. B. Toàn bộ vật chất di truyền trong tế bào của sinh vật. C. Tập hợp các phân tử DNA nằm trên nhiễm sắc thể của tế bào. D. Tập hợp các phân tử DNA nằm trong nhân và một số bào quan ở tế bào nhân thực.
Vận dụng lý thuyết hệ gene.
Đáp án C.
3.2
Phát biểu nào sau đây về ứng dụng giải trình tự hệ gene người là không đúng? A. So sánh thông tin từ hệ gene người hiện đại với các hệ gene người cổ để nghiên cứu tiến hoá của loài người. B. Sàng lọc đột biến gene gây bệnh di truyền để đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. C. Thông tin về các oncogene trong hệ gene người giúp phát triển một số loại thuốc điều trị ung thư. D. Sàng lọc giới tính trước khi sinh.
Vận dụng ứng dụng di truyền người.
Đáp án D.
3.3
Phát biểu nào sau đây không phải là một bước trong kỹ thuật tái tổ hợp DNA? A. Thu nhận đoạn DNA ngoại lai. B. Tạo vector tái tổ hợp khi gắn đoạn DNA ngoại lai vào vector. C. Gene ngoại lai biểu hiện thành sản phẩm protein. D. Biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Dựa vào kỹ thuật tái tổ hợp DNA.
Đáp án C.
3.4
Phát biểu nào sau đây không phải là thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp? A. Chuyển gene Bt tạo giống ngô kháng sâu đục thân. B. Chuyển gene HBsAg (mã hoá protein vỏ virus) sản xuất vaccine phòng bệnh viêm gan B. C. Chữa bệnh di truyền bằng công nghệ chỉnh sửa gene CRIPS-cass. D. Sản xuất kháng thể đơn dòng.
Dựa vào các thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp.
Chữa bệnh di truyền bằng công nghệ chỉnh sửa gene CRIPS-cass không phải là thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp.
Đáp án C.
3.5
Sử dụng cùng loại enzyme giới hạn cắt (1) và vector, sau đó gắn đoạn DNA ngoại lai vào (2) nhờ enzyme ligase để tạo vector tái tổ hợp trước khi đưa vào thể nhận. Như vậy, kỹ thuật tái tổ hợp DNA bao gồm các bước: thu nhận đoạn DNA, (3) đoạn DNA vào vector để tạo ra vector tái tổ hợp, biến nạp vector tái tổ hợp vào thể nhận. Vị trí (1), (2) và (3) tương ứng là: A. (1) đoạn DNA ngoại lai, (2) vector, (3) ghép nối B. (1) đoạn DNA ngoại lai, (2) vector tái tổ hợp, (3) ghép nối C. (1) vector, (2) vector tái tổ hợp, (3) cắt D. (1) vector, (2) đoạn DNA ngoại lai, (3) cắt
Dựa vào c ácbước của kỹ thuật tái tổ hợp DNA.
(1) đoạn DNA ngoại lai, (2) vector, (3) ghép nối
Đáp án A.
3.6
Khi được chuyển vào tế bào nhận, loại vector nào sau đây tạo ra sản phẩm protein được quy định bởi gene chuyển? A. Vector nhân dòng. B. Vector tái tổ hợp. C. Vector biểu hiện. D. Plasmid.
Dựa vào kỹ thuật tạo DNA tái tổ hợp.
Đáp án C.
3.7
Nối thông tin cột A với cột B cho phù hợp.
Dựa vào thông tin ở bảng trên.
(a) - (1)
(b) - (4)
(c) - (3)
(d) - (2)
3.8
Hình 3.1 mô tả sơ đồ công nghệ DNA tái tổ hợp. Các số 1, 2 và 3 trong hình thể hiện nội dung nào sau đây?
A. 1: Enzyme giới hạn, 2: Ghép nối, 3: Vector tái tổ hợp B. 1: Enzyme giới hạn, 2: Ghép nối, 3: Plasmid C. 1: Enzyme giới hạn, 2: Chuyển gene, 3: Vector tái tổ hợp D. 1: Cắt, 2: Ghép nối, 3: Vector tái tổ hợp
Quan sát Hình 3.1
1: Enzyme giới hạn, 2: Ghép nối, 3: Vector tái tổ hợp
Đáp án A.
3.9
Vector nào sau đây là thích hợp để biến nạp tạo động vật có vú biến đổi gene? A. Tinh trùng. B. Trứng. C. Trứng ở giai đoạn tiền nhân. D. Tế bào gốc phôi.
Trứng ở giai đoạn tiền nhân là thích hợp để biến nạp tạo động vật có vú biến đổi gene.
Đáp án C.
3.10
Mệnh đề nào sau đây về nguyên lý tạo thực vật biến đổi gene là không đúng? A. Tuân theo nguyên lý chung tạo sinh vật biến đổi gene. B. Vector tái tổ hợp thường được biến nạp vào vi khuẩn Agrobacterium trước khi lây nhiễm vào tế bào thực vật nhận gene. C. Vector tái tổ hợp có thể được chuyển vào tế bào thực vật bằng phương pháp trực tiếp. D. Tạo được các giống cây trồng chuyển gene mang tính trạng mới.
Dựa vào nguyên lý tạo thực vật biến đổi gene.
Đáp án D.
3.11
Khẳng định nào sau đây về lai hữu tính là không đúng? A. Cá thể mới được tạo ra có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính. B. Hai cá thể bố mẹ có thể cùng giống hoặc khác giống. C. Hai cá thể bố mẹ bắt buộc thuộc các giống khác nhau. D. Cá thể mới được tạo ra thường có ưu thế lai so với bố mẹ.
Vận dụng lý thuyết lai hữu tính.
Đáp án C.
3.12
Phép lai nào sau đây không phải là phép lai hữu tính? A. Lai xa. B. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. C. Lai thuận nghịch. D. Lai tế bào.
Lai tế bào không phải là phép lai hữu tính.
Đáp án D.
3.13
Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính? A. Tạo ưu thế lai. B. Tạo giống mới. C. Tạo sinh vật biến đổi gene. D. Tạo dòng thuần.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào mục đích của lai hữu tính.
Tạo sinh vật biến đổi gene không phải là mục đích của lai hữu tính.
3.14
Phát biểu nào sau đây là mặt hạn chế của phương pháp chọn tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính? A. Tạo được dòng thuần. B. Tạo được ưu thế lai. C. Đòi hỏi thời gian dài, phức tạp. D. Cần các cá thể bố mẹ có tính trạng tốt.
Dựa vào hạn chế của phương pháp chọn tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính.
Đáp án C.
3.15
Các phép lai hữu tính nhằm mục đích thu được (1) sẽ được ứng dụng sản xuất giống thương phẩm. Giống (2) thường được cho lai với các giống (3) (có khả năng sinh trưởng nhanh) nhằm thu được con lai có khả năng sinh trưởng nhanh, thích nghi với điều kiện ở địa phương. Vị trí (1), (2) và (3) tương ứng là: A. (1) ưu thế lai, (2) địa phương, (3) nhập ngoại B. (1) dòng thuần, (2) địa phương, (3) nhập ngoại C. (1) ưu thế lai, (2) nhập ngoại, (3) địa phương D. (1) dòng thuần, (2) nhập ngoại, (3) địa phương
Vận dụng lý thuyết lai hữu tính.
(1) ưu thế lai, (2) địa phương, (3) nhập ngoại
Đáp án A.
3.16
Giống lúa nhiều năm PR23 được tạo thành từ phép lai nào sau đây? A. Tự thụ phấn. B. Giao phối cận huyết. C. Lai xa. D. Lai giữa các dòng cùng loài.
Thành tựu của chọn giống.
Đáp án C.
3.17
Nối thông tị cột A với cột B sao cho phù hợp.
Dựa vào thông tin ở bảng trên.
(a) - (3)
(b) - (1)
(c) - (4)
(d) - (2)
3.18
Nối thông tin cột A với cột B sao cho phù hợp.
Dựa vào thông tin vào bảng trên.
(a) - (4)
(b) - (1)
(c) - (3)
(d) - (2)
3.19
Giống vịt pha ngan được tạo thành từ phép lai nào sau đây? A. Tự thụ phấn. B. Giao phối cận huyết. C. Lai xa. D. Lai tế bào.
Dựa vào thành tựu chọn giống.
Đáp án C.
3.20
Giống động vật nào sau đây không phải là sản phẩm của phép lai hữu tính giữa các loài? A. Giống vịt pha ngan. B. Giống cá trê lai Clarias gariepinus × C. batrachus. C. Giống la. D. Giống lợn ReHal.
Dựa vào khái niệm lai hữu tính.
Đáp án D.
3.21
Nhận định sau đây về sinh vật biến đổi gene là đúng hay sai? Giải thích.
- Cây trồng biến đổi gene không tạo ra rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
- Có thể sử dụng virus để chuyển gene ở động vật.
Vận dụng lý thuyết sinh vật biến đổi gene.
a) Sai. Cây trồng biến đổi gene tạo ra nhiêu lợi ích nhưng luôn tiềm ân các rủi ro đối Với con người và môi trường.
b) Đúng. Một số virus như lentivirus, retrovirus có thể được sử dụng làm vector đề chuyên gene ở động vật.
3.22
Trong phương pháp tạo động vật biên đôi gene, cá thê biên đôi gene có mang tính trạng giống với cá thể trực tiêp mang thai và sinh ra nó không? Giai thích.
Vận dụng lý thuyết sinh vật biến đổi gene.
Động vật biến đổi gene thường không mang tính trạng giống với cá thê trực tiệp mang thai và sinh ra nó. Vì cá thê này chỉ là con vật mang thai hộ. Vật chât di truyền của cá thê biên đôi gene được kê thừa từ cá thê cho trứng và tinh trùng, đông thời mang tính trạng do gene chuyên quy định.
3.23
Nhận định sau đây về lai hữu tính là đúng hay sai? Giải thích.
a) Phép lai hữu tính chỉ được sử dụng khi muốn tạo ưu thế lai trong công tác chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.
b) Trong thực tiễn chọn, tạo giống vật nuôi, lai xa thường được sử dụng để tạo ra thương phẩm (con lai được sử dụng để sản xuất nhưng không dùng làm giống).
Vận dụng kiến thức lai hữu tính.
a) Sai. Lai hữu tính có th tạo ưu thề lai nhưng cũng có thê sử dụng đề tạo dòng thuần.
b) Đúng. Con lai của phép lai xa giữa các cá thê bó mẹ khác loài thường không có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, con lai này mang nhiêu tính trạng tôt của cả bô và mẹ nên có thê được sử dụng đê sản xuât.
3.24
Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng sau.
Tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet,...