Câu hỏi/bài tập:
Hãy nêu các việc cần chuẩn bị để thực hiện bài thuyết trình với đề tài: Việc xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực của lớp trẻ trong cuộc sống.
a) Chuẩn bị
- Chuẩn bị nội dung và hình thức thuyết trình:
+ Nội dung thuyết trình: Việc xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực của lớp trẻ trong cuộc sống.
+ Hình thức thuyết trình: diễn giải đầy đủ, dùng ngôn ngữ nói kêt hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Chuẩn bị điều kiện và phương tiện thuyết trình:
+ Chuẩn bị phương tiện máy móc thiết bị sử dụng khi thuyết trình: ánh sáng, âm thanh, máy tính, màn hình kết nối internet...
+ Chuẩn bị không gian thuyết trình (lớp học hoặc phòng hội thảo, hội trường,...) vị trí của người thuyết trình, chỗ ngồi của người nghe...
Advertisements (Quảng cáo)
b) Trình bày
- Trước khi chương trình được có lời chào hỏi để làm quen, tạo không khí tự nhiên, thân mật gây ấn tượng ban đầu. Trong lời chào hỏi cần giới thiệu về bản thân, hỏi thăm, chào mừng đến người dự, chúc buổi thuyết trình thành công...
- Thông báo xong rồi nghe về nội dung công việc và buổi thuyết trình, thời gian thuyết trình, phần thuyết trình về phần thảo luận...
+ Trước hết cần phải khái quát nội dung vấn đề sẽ thuyết trình: phần thuyết trình bao gồm các nội dung về: Giới thiệu về khái niệm mối quan hệ xã hội; Thực trạng về các mối quan hệ xã hội xung quanh giới trẻ hiện nay; Ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội đó lên giới trẻ; Biện pháp để xây dựng các mối quan hệ xã hội một cách hiệu quả. Sau đó, lần lượt trình bày cụ thể từng nội dung.
Ờ từng nội dung cũng nên thuyết trình theo phương pháp diễn dịch. Ví dụ ở nội dung: Thực trạng về mối quan hệ xã hội xung quanh giới trẻ hiện nay, trước hết, cần khái quát bằng một câu chủ đề: “Giới trẻ hiện nay dường như đang thụ động trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội xung quanh chính bản thân mình”. Sau đó, lần lượt trình bày về hiện thực tốt xấu của những mối quan hệ xã hội và cách mà giới trẻ tiếp nhận những mối quan hệ đó.
- Để nối kết các nội dung trình bày, có thể dùng các kiểu câu “không những A còn B”, “bên cạnh A còn B” ... Ví dụ “Không những giới trẻ hiện nay đang tiếp cận những mối quan hệ xã hội tiêu cực mà những mối quan hệ ấy còn đang tràn lan trong xã hội”,...
- Để kết luận nội dung thuyết trình, có thể dùng các câu hỏi mở đầu với “Tóm lại là...” “Nhìn chung là...”, “Kết luận lại là...”
c) Rút kinh nghiệm
Có thể sử dụng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai
- Tự đánh giá qua bản ghi âm, ghi hình của bản thân
- Trao đổi với thầy, cô, bạn bè và những người nghe khác về những điểm tốt cần phát huy, điểm hạn chế cần khắc phục của bản thân để những phần trình bày sau có chất lượng cao hơn.