Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 21 SBT Văn 12 – kết nối tri...

Bài tập 4 trang 21 SBT Văn 12 - kết nối tri thức: Tình huống kịch nào được miêu tả trong đoạn trích?...

Soạn văn Câu 1, 2, 3, 4 - Bài 4 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức - Đọc và thực hành tiếng Việt - Bài 9. Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là một tình thế rất trớ trêu khi Trương Ba, một người trung thực, hiền lành, trọng danh dự...

Đọc lại văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 102 – 112) và trả lời câu hỏi:

Lúc này lão bị khó thở và cảm thấy có vị lạ trong miệng. Nó có vị như đồng và ngọt ngọt và trong giây lát lão thấy sợ nó. Nhưng vị đó không quá mạnh.

Lão nhổ nước bọt xuống biển và nói, “Ăn đi, galanos. Và nằm mơ là mày đã giết được một con người.”.

Lão biết rằng rốt cuộc mình đã bị đánh bại và vô phương cứu chữa và lão quay trở lại đuôi thuyền và thấy đoạn răng cưa gãy cuối tay bánh lái vẫn có thể khít với rãnh đủ để lão điều khiển được. Lão quàng cái bao bố lên vai và đưa chiếc thuyền nhỏ theo hướng của nó. Bây giờ lão nhẹ nhàng lái thuyền và lão không có bất cứ thứ suy nghĩ hay cảm xúc nào. Giờ đây lão đã bỏ qua mọi thứ và lão lái thuyền quay về bến cảng quê nhà một cách khôn ngoan nhất có thể. Trong đêm cá mập tấn công cái khung xương như thể ai đó đang nhặt những mảnh vụn trên bàn. Ông lão không chú ý đến chúng và không chú ý đến thứ gì khác ngoài việc lái thuyền. Lão chỉ nhận ra chiếc thuyền đang di chuyển nhẹ nhàng uốn lượn như thế nào khi không có khối nặng khổng lồ kia bên cạnh nó.

Nó ổn cả, lão nghĩ. Nó khoẻ mạnh và không bị tổn hại gì ngoại trừ tay bánh lái. Cái đó thì dễ thay thế. Lão có thể cảm thấy mình đang ở trong dòng chảy và lão có thể nhìn thấy ánh sáng từ các bãi biển dọc theo bờ. Lão biết mình đang ở đâu và chỉ việc trở về nhà.

Dù sao thì, gió là bạn của chúng ta, ông lão nghĩ. Rồi lão thêm vào, đôi khi. Và biển cả vĩ đại với những người bạn và những kẻ thù của chúng ta. Và giường, lão nghĩ, Giường là bạn của ta. Chỉ giường thôi, lão nghĩ. Giường sẽ là một thứ tuyệt vời. Thật là dễ dàng khi bạn bị đánh bại, lão nghĩ. Ta không bao giờ biết được nó dễ dàng như thế nào. Và thứ đánh bại ta, lão nghĩ.

“Chẳng còn gì”, lão nói lớn. “Ta đã đi quá xa.

(Linh Nguyễn dịch, http://nguvan.hnue.edu.vn, ngày 03/01/2024)

Câu 1

Tình huống kịch nào được miêu tả trong đoạn trích?

Answer - Lời giải/Đáp án

Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là một tình thế rất trớ trêu khi Trương Ba, một người trung thực, hiền lành, trọng danh dự, được mọi người yêu mến lại được Đế Thích làm cho sống lại trong thể xác của anh hàng thịt.

Tình huống này dẫn đến một loạt những rắc rối và phiền toái khi Hồn Trương Ba ngày càng bị thao túng bởi thể xác hàng thịt, trở nên thô lỗ, phàm tục, khiến cho chính những người thân trong gia đình cũng từ chối ông. Qua tình huống này Lưu Quang Vũ muốn làm nổi bật bi kịch của con người – bi kịch không được là chính mình và bi kịch bị tha hoá trước sự tác động của hoàn cảnh.


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Trương Ba ở hai đoạn đối thoại với người thân trong gia đình và với Đế Thích.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ở lớp kịch 2, 3, 4, những câu hỏi ngơ ngác (“Thật sao?”, “Thế ư?”, “Sao lại đến nông nỗi này?”,...), lời phân bua, thanh minh đầy ngập ngừng của Trương Ba (“Rồi lớn lên cháu sẽ hiểu... ông đúng là ông nội cháu...”) cho thấy sự bối rối, khó xử, hoài nghi, đau khổ của ông khi nhận ra sự thật là mình đã trở nên tha hoá. Tuy nhiên, ở lớp 5, khi đối thoại với Đế Thích, giọng điệu của Trương Ba lại trở nên mạnh mẽ, quyết đoán, biểu đạt một ý chí mãnh liệt muốn được sống là chính mình. Sự thay đổi giọng điệu lời thoại của Trương Ba đã thể hiện rất rõ những nét vận động trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.


Câu 3

Lựa chọn cuối cùng của nhân vật Trương Ba có mâu thuẫn với diễn biến tâm trạng trước đó không? Vì sao?

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhìn bề ngoài, quyết định rất dứt khoát của nhân vật ở cuối vở kịch có vẻ mâu thuẫn với diễn biến tâm trạng trước đó của Trương Ba trong toàn bộ vở kịch. Trước đó, có thể thấy lời lẽ của Trương Ba đầy những băn khoăn, do dự, hoài nghi, thậm chí có phần yếu ớt, thể hiện thái độ thiếu tự tin, thiếu quyết đoán. Tuy nhiên, lựa chọn cuối cùng thực chất lại nhất quán với tính cách của Trương Ba. Từ đầu tới cuối, Trương Ba vẫn là một con người chính trực, trong sạch, vị tha mặc dù bị thao túng và trở nên tha hoá bởi Xác Hàng Thịt, nhưng ông vẫn không chấp nhận tình trạng tha hoá của mình, vẫn không ngừng đấu tranh để bảo toàn phẩm giá, không nỡ để những người thân yêu của mình bị tổn thương.


Câu 4

Đọc truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và cho biết Lưu Quang Vũ đã tiếp thu và cải biên truyện dân gian như thế nào. Sự tiếp thu và cải biên đó thể hiện thông điệp gì của tác giả?

Answer - Lời giải/Đáp án

Lưu Quang Vũ đã tiếp thu cốt truyện dân gian, song đã sáng tạo và thay đổi đoạn kết thúc của câu chuyện. Nếu như trong truyện dân gian, Trương Ba sống hạnh phúc cùng vợ trong hình hài của anh hàng thịt, thì trong vở kịch của mình, Lưu Quang Vũ đã khai thác tình thế đầy bi kịch của Trương Ba khi phải sống trong thể xác của kẻ khác. Mượn các nhân vật, cốt truyện trong kho tàng cổ tích, song nhà viết kịch đã phú cho nhân vật những đặc điểm khác, tạo ra những sự kiện, tình tiết mới, trong đó Trương Ba không đơn thuần chỉ là một danh thủ cờ tướng, mà là một con người có tâm hồn cao khiết, trung thực, nhưng vô cùng đau khổ vì phải chung sống với những thứ dung tục, tầm thường, Đế Thích không đơn thuần chỉ là một tiên cờ, mà là một ông quan tắc trách, hời hợt và ích kỉ chốn thiên đình, Xác Hàng Thịt không đơn thuần chỉ là cái vỏ bề ngoài, mà là một nhân vật giấu mặt đầy quyền lực. Lưu Quang Vũ đã thay đổi kết thúc của câu chuyện, trong đó Trương Ba chủ động lựa chọn cái chết để chấm dứt cuộc sống ngang trái, giả tạo, đầy bi kịch của mình.

Bằng cách thay đổi nhân vật và cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã tạo nên một câu chuyện mới, mang đậm tính thời sự, thể hiện những vấn đề nhức nhối của thời đại. Đó là câu chuyện về bi kịch của con người khi không được sống là chính mình, bi kịch của cái tốt đẹp, lương thiện khi phải chung sống với những thứ xấu xa, dung tục, tầm thường, bi kịch của lý tưởng sống cao khiết, nhưng bị trói buộc trong những điều kiện vật chất chật hẹp. Đó còn là thân phận đầy ngang trái của con người chốn trần gian khi là nạn nhân của những nhầm lẫn đầy quan liêu và tác trách chốn thiên đình. Kịch Lưu Quang Vũ không chỉ đặt ra những câu hỏi mang tính chất phổ quát, vĩnh hằng của nhân loại như: Thế nào là một sự sống thực sự có ý nghĩa?, mà còn thể hiện “hơi thở của xã hội Việt Nam vào thời kì trước đổi mới.

Advertisements (Quảng cáo)