Câu hỏi/bài tập:
Bài thơ thể hiện một cách kín đáo và sâu xa tấm lòng thiết tha gắn bó với đất nước trong bối cảnh giang sơn mất chủ quyền. Hãy chọn phân tích một số hình ảnh thơ để làm rõ cảm hứng đó.
Bài thơ "Thề non nước” là một bài thơ đa nghĩa. Có nội dung vịnh cảnh trong tranh. Có nội dung phong tình cố hữu của Tản Đà. Và còn có tấm lòng tha thiết gắn bó của nhà thơ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền.
Trong bài thơ "Thề non nước”, hai chữ "non” và "nước” xuất hiện ở tần số rất cao: 27 lần, lúc thì nước nhớ non, lúc thì non nhắn nước, lúc thì non non nước nước... Một giọng thơ thiết tha, có không ít câu thơ để lại nhiều ám ảnh:
"Nước đi đi mãi, không về cùng non,”
Advertisements (Quảng cáo)
"Nước đi chưa lại, non còn đứng không,
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”...
"Non còn nhớ nước, nước mà quên non..”.
Có đặt bài thơ "Thề non nước” bên cạnh các bài thơ "Chim hoạ mi trong lồng”, "Vịnh bức địa đồ rách”, v.v... ta mới thấy tình yêu nước được nhà thơ kín đáo gửi gắm vào các chữ "nhớ nước”, "quên non”. Tình yêu nước dào dạt cả bài thơ. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, trên thi đàn công khai, Tản Đà đã có một cách nói thật hay, thật xúc động về tấm lòng gắn bó thiết tha với giang sơn Tổ quốc. Trong thời Pháp thuộc, bài thơ "Thề non nước” như một vạch nối dẫn dắt người đọc, nhất là thế hệ thanh niên cảm nhận sâu hơn những vần thơ của Phan Bội Châu, của Phạm Tất Đắc, v.v...