Câu hỏi/bài tập:
Khi chế tạo những cái phễu dùng để đổ chất lỏng vào chai, người ta thường làm những đường gân nổi dọc theo mặt ngoài của cuống phễu (Hình 6.4). Hãy cho biết tác dụng của những đường gân này.
Advertisements (Quảng cáo)
Vận dụng kiến thức về khí lý tưởng.
Khi dùng phễu để đổ chất lỏng (như rượu, xăng, dầu,...) vào chai, chất lỏng sẽ bịt kín miệng chai làm lượng không khí trong phân rộng của chai không thay đổi. Khi chất lỏng chảy vào chai càng nhiều thì phần thể tích không khi này càng giảm, theo định luật Boyle áp suất không khí trong chai tăng lên, lớn hơn áp suất khí bên ngoài chai, tạo ra lực đẩy hướng lên ngăn cản chất chảy xuống chai. Khi lực đẩy này cân bằng với trọng lực tác dụng lên chất lỏng ở trong phễu thì chất lỏng ngừng chảy. Việc tạo ra các đường gân nổi dọc theo mặt ngoài của cuống phễu sẽ tạo ra khe hở để không khí bên trong chai di chuyển ra ngoài khi nước chảy vào chai, duy trì sự cân bằng áp suất khí bên trong và bên ngoài chai, và cứ thế chất lỏng sẽ chảy vào đầy chai.