Câu hỏi trang 63 Mở đầu (MĐ)
Người nuôi cần làm gì để đảm bảo chất lượng môi trường nước trong quá trình nuôi thủy sản?
Dựa vào vai trò của việc quản lý môi trường thủy sản
- Quản lý nguồn nước trước khi nuôi
- Dự trữ nguồn nước.
Câu hỏi trang 63 Câu hỏi 1
Nêu vai trò của việc quản lý môi trường nuôi thủy sản.
Dựa vào kiến thức về vai trò của việc quản lý môi trường nuôi thủy sản.
của chất độc và chất ô nhiễm vào hệ thống nuôi
- Đảm bảo được các thông số môi trường nuôi trong khoảng phù hợp cho từng đối tượng nuôi, đưa ra được các biện pháp xử lý kịp thời khi chất lượng nước suy giảm, giúp vật nuôi sinh trưởng tốt và duy trì tỉ lệ sống cao trong suốt quá trình nuôi
- Giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải từ hệ thống nuôi lên môi trường tự nhiên
Câu hỏi trang 63 Câu hỏi 2
Nguồn nước cấp cho ao nuôi thủy sản cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Dựa vào kiến thức về quản lý nguồn nước khi nuôi.
- Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải chủ động
- Nguồn nước cấu cho ao nuôi phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của môi trường nuôi thủy sản.
Câu hỏi trang 64 Câu hỏi 1
Vì sao cần có ao nước sạch dự trữ trong quá trình nuôi thủy sản?
Dựa vào kiến thức về dự trữ nguồn nước.
Vì cần thay nước ao nuôi thủy sản nếu có hiện tượng ô nhiễm, vì vậy cần phải dự trữ nguồn nước.
Câu hỏi trang 64 Luyện tập (LT)
Dựa vào Hình 12.1, hãy mô tả đặc điểm cơ bản của ao chứa trong trại nuôi thủy sản.
Dựa vào Hình 12.1
Ao chứa trong tại nuôi thủy sản có các kênh cấp nước, ao chứa, đường dẫn nước, đường nước thải. Các nguồn nước từ kênh cấp nước và ao chứa được dẫn vào ao nuôi. Nước thải được đưa qua bằng kênh nước thải.
Câu hỏi trang 64 Câu hỏi 2
Trình bày một số Phương pháp quản lý độ trong, màu và nhiệt độ nước cho hệ thống nuôi.
Dựa vào kiến thức về quản lý chất lượng nước ao nuôi
- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh vật có lợi
- Tăng cường phân hủy chất hữu cơ
- Sử dụng hóa chất như benzalkonium chloride, copper sulphate phun xuống ao để diệt tảo trong ao
- Dùng lưới đen che bớt bề mặt hệ thống nuôi để giảm cường độ ánh sáng, giảm khả năng quang hợp của tảo.
- Sử dụng nước vôi trong hoặc phèn nhôm để tăng cường kết vón phù sa.
- Cần thức đẩy tảo phát triển nếu nước ao nhạt màu.
Câu hỏi trang 65 Luyện tập (LT)
Vì sao không nên sử dụng đồng thời chế phẩm vi sinh và hóa chất diện tảo khi xử lý môi trường ao nuôi?
Dựa vào kiến thức về quản lý chất lượng nước ao nuôi.
Vì khi dùng đồng thời chế phẩm vi sinh và hóa chất có thể gây chết tảo hàng loạt làm giảm màu của nước, nước nghèo dinh dưỡng.
Câu hỏi trang 65 Vận dụng (VD)
Hãy đưa ra biện pháp xử lý cho ao nuôi có tảo phát triển quá dày, độ trong thấp.
Dựa vào kiến thức về quản lý chất lượng nước ao nuôi.
- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh vật có lợi
- Tăng cường phân hủy chất hữu cơ
- Sử dụng hóa chất như benzalkonium chloride, copper sulphate phun xuống ao để diệt tảo trong ao
- Dùng lưới đen che bớt bề mặt hệ thống nuôi để giảm cường độ ánh sáng, giảm khả năng quang hợp của tảo.
Câu hỏi trang 65 Câu hỏi 1
Mô tả một số biện pháp tăng cường oxygen cho hệ thống nuôi thủy sản.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào kiến thức về hàm lượng oxygen hòa tan
- Quản lý tốt mật độ tảo trong ao thông qua quản lý độ trong và màu nước ở mức phù hợp
- Sử dụng sục khí, quạt nước giúp tăng khả năng khuếch tán oxygen vào nước
- Sử dụng hóa chất tăng oxygen.
Câu hỏi trang 65 Câu hỏi 2
Nêu các thời điểm cần chú ý tăng cường cung cấp oxygen cho ao nuôi thủy sản.
Dựa vào kiến thức về hàm lượng oxygen hòa tan.
Thường được sử dụng vào thời điểm đêm và rạng sáng, đặc biệt những ngày trời âm u, ít nắng.
Câu hỏi trang 65 Luyện tập (LT)
Với các hệ thống bể nuôi trong nhà, hệ thống sục khí được vận hành như thế nào để đảm bảo oxygen cho động vật thủy sản? Vì sao?
Dựa vào kiến thức về hàm lượng oxygen hòa tan.
Các hệ thống nuôi trong nhà, không có tảo phát triển, hệ thống sục khí được sử dụng liên tục để đảm bảo oxygen cho bể nuôi. Vì không có nguồn cung cấp oxygen khác ngoài lượng oxygen trong nhà.
Câu hỏi trang 66 Câu hỏi 1
Mô tả một số biện pháp điều chỉnh pH cho môi trường nuôi thủy sản.
Dựa vào kiến thức về quản lý pH.
- Sử dụng nước vôi trong hoặc soda để trung hòa H+ trong nước.
- Tăng cường độ sục khí để tạo điều kiện khuếch tán CO2 ra ngoài không khí.
- Quản lý tốc độ trong và mật độ tảo để giảm biến động pH trong nước.
Câu hỏi trang 66 Vận dụng (VD)
Hãy đưa ra biện pháp xử lý khi ao nuôi cá có độ pH giảm dưới 6,5.
Dựa vào kiến thức về quản lý pH
pH giảm dưới 6,5 (môi trường acid) thì cần trung hòa lượng H+ bằng nước vôi trong hoặc soda.
Câu hỏi trang 66 Câu hỏi 2
Mô tả một số biện pháp quản lý chất hữu cơ và khí độc trong ao.
Dựa vào kiến thức về quản lý chất hữu cơ và khí độc.
- Nuôi với mật độ phù hợp để giảm tích tụ quá nhiều chất hữu cơ trong môi trường.
- Sử dụng các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi của động vật thủy sản, thức ăn có độ kết dính tốt nhằm giảm lượng thức ăn bị tan rã.
- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào hệ thống nuôi, chia nhỏ lượng thức ăn, cho ăn vừa đủ.
- Định kì siphon kết hợp với thay nước để loại bỏ thức ăn thừa, phân thải ra khỏi hệ thống nuôi.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh định kì để tăng cường hệ vi khuẩn có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ và hạn chế các nhóm vi khuẩn yếm khí, từ đó giảm sản sinh khí độc trong nước.
Câu hỏi trang 67 Luyện tập (LT)
Theo em, công việc nào cần thực hiện hằng ngày giúp quản lý và giảm chất hữu cơ trong nước?
Dựa vào kiến thức về quản lý chất hữu cơ và khí độc.
- Nuôi với mật độ phù hợp để giảm tích tụ quá nhiều chất hữu cơ trong môi trường.
- Sử dụng các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi của động vật thủy sản, thức ăn có độ kết dính tốt nhằm giảm lượng thức ăn bị tan rã.
Câu hỏi trang 67 Câu hỏi 1
Nêu một số biện pháp quản lý độ mặn cho ao nuôi.
Dựa vào kiến thức về quản lý độ mặn.
- Khi độ mặn quá cao, tiến hành thay nước hoặc bổ sung nước ngọt để giảm độ mặn từ từ cho ao
- Độ mặn ao nuôi thường giảm thấp khi trời mưa lớn
Câu hỏi trang 67 Câu hỏi 2
Nước thải sau nuôi cần được quản lý như thế nào?
Dựa vào kiến thức về quản lý nước sau khi nuôi.
Nước thải sau nuôi cần được thu gom để xử lí, không thải trực tiếp ra môi trường ngoài để tránh lây lan mầm bệnh và ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nước thải từ các ao nuôi thường được thu gom và dẫn về các ao, mương lắng thải trong trại nuôi để xử lý trước khi thải ra ngoài hoặc tái sử dụng cho vụ nuôi sau.