Câu hỏi (?) mục I 1
Câu hỏi mục I.1 trang 77 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu vai trò của ngành dịch vụ ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 77.
- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (41,2 %, năm 2021); là động lực cho tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.
- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
- Đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tác động tích cực đến giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Câu hỏi (?) mục I 2
Câu hỏi mục I.2 trang 78 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin bài học, hãy:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
- Nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 78.
- Trình độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất đa dạng đã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại. VD: Dịch vụ giao hàng tận nhà, mua hàng trực tuyến.
- Đặc điểm dân số: Nước ta có dân số đông; mức thu nhập của người dân ngày càng tăng; sức mua, nhu cầu và thị hiếu tăng lên, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. VD: Các thành phố lớn, đông dân cư là nơi có ngành dịch vụ rất phát triển.
- Khoa học – công nghệ: Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới. VD: Kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ (thanh toán điện tử, kết hợp cả bán hàng trực tuyến (online) với trực tiếp (offline)).
- Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và tác động đến phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Chính sách tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ du lịch, thương mại, viễn thông, vận tải, logistics, ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo,... đã ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. VD: các khu vực có cảng biển tập trung phát triển nhiều dịch vụ vận tải, hậu cần,…
- Thị trường: Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ. VD: Thương mại điện tử xuyên quốc gia.
- Vị trí địa lý ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. VD: Nước ta nằm trên tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, tuyến đường bộ xuyên Á, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác.
- Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cũng có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch,.. VD: Nền văn hóa đa dạng với nhiều giá trị truyền thống, lễ hội → phát triển du lịch.
- Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành dịch vụ còn hạn chế, thị trường không ổn định, việc ứng dụng công nghệ, nền tảng số còn chậm,... gây khó khăn cho việc phát triển ngành dịch vụ ở nước ta.
Câu hỏi (?) mục II 1
Câu hỏi mục II.1 trang 79 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường bộ ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 79.
- Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội: bảo đảm an ninh quốc phòng, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các đầu mối giao thông... và đã phủ kín khắp cả nước.
- Nước ta đã hình thành hai tuyến trục chính là bắc – nam và đông – tây.
- Các trục đường bộ xuyên quốc gia theo hướng bắc – nam: quốc lộ 1 (tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ), đường Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc Bắc – Nam (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội - Lào Cai,…)
- Các trục ngang theo hướng đông – tây tập trung chủ yếu từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, kết nối các tỉnh ven biển với vùng núi phía tây, với Tây Nguyên và Lào (các quốc lộ 7, 8, 9, 19, 24, 25, 26,...). Ngoài ra còn có các trục hướng tâm từ Hà Nội đi các tỉnh thành phố phía bắc và từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; các trục vành đai và vành đai đô thị (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng ở nước ta.
- Trong giai đoạn 2010 – 2021, vận tải đường bộ phát triển nhanh vận chuyển và luân chuyển hành khách và hàng hoá.
- Ngành được ưu tiên đầu tư, hiện đại cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải; đảm bảo an toàn, kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi (?) mục II 2
Câu hỏi mục II.2 trang 81 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường sắt ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 81.
- Mạng lưới đường sắt có tổng chiều dài khoảng trên 3,3 nghìn km, kết nối với các trung tâm kinh tế, các đô thị, các vùng nông nghiệp với mạng lưới đường sắt quốc tế (Lạng Sơn, Lào Cai).
- Đường sắt Bắc - Nam (đường sắt Thống Nhất) Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo chiều dài đất nước.
- Các tuyến đường sắt khác tập trung chủ yếu ở miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn...
- Các tuyến đường sắt đô thị được phát triển ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngành vận tải đường sắt chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá của các ngành vận tải. Công nghệ, thiết bị, phương tiện vận tải của ngành đang được đầu tư, hiện đại hoá.
- Xu hướng phát triển: ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thông vận tải trong nước và liên vận quốc tế.
Câu hỏi (?) mục II 3
Câu hỏi mục II.3 trang 82 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường thuỷ nội địa ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 81 – 82.
- Phát triển và phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tuyến ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Các tuyến đường chính ở khu vực phía bắc kết nối trung tâm kinh tế Hà Nội với cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
+ Bao gồm: tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai, tuyến Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình, tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng, tuyến Hải Phòng – Ninh Bình,...
+ Các cảng sông chính: Khuyến Lương (Hà Nội), Gia Đức (Hải Phòng), Long Sơn (Ninh Bình), Hoà Phát (Hải Dương),...
- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực phía nam kết nối trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh với các cảng biển lớn của vùng Đông Nam Bộ.
+ Bao gồm: tuyến TP. Hồ Chí Minh – Kiên Lương, tuyến TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau,...
+ Các cảng sông chính: Long Bình (TP. Hồ Chí Minh), Bến Lức (Long An),...
- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là các tuyến trong phạm vi địa bàn từng tỉnh, thành phố.
- Đường thuỷ nội địa ở nước ta chủ yếu vận chuyển hàng hoá; năm 2021, đảm nhận khoảng 15% khối lượng hàng hoá vận chuyển và trên 13% khối lượng hàng hoá luân chuyển của toàn ngành nhờ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phương thức vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn, chi phí thấp.
- Tuy nhiên, các cảng, bến thuỷ nội địa ở nước ta còn kết nối chưa tốt với đường bộ.
Câu hỏi (?) mục II 4
Câu hỏi mục II.4 trang 83 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải đường biển ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 82 – 83.
- Mạng lưới đường biển, các tuyến nội địa - quốc tế, hệ thống cảng biển không ngừng phát triển. → phục vụ tốt cho xuất nhập khẩu hàng hoá; tạo động lực phát triển các vùng; đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế góp phần khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước.
- Hệ thống cảng biển đã được hình thành gắn với các vùng lãnh thổ, trung tâm kinh tế lớn.
+ Đến năm 2021, cả nước có 34 cảng biển, cảng biển trung chuyển quốc tế là cảng Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà).
+ Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu: Hải Phòng - Đà Nẵng, Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh,...
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá tăng (riêng giai đoạn 2020 – 2021 giảm do tác động của đại dịch COVID-19).
- Ngành vận tải đường biển đứng đầu các ngành vận tải ở nước ta về khối lượng luân chuyển hàng hoá.
Câu hỏi (?) mục II 5
Câu hỏi mục II.5 trang 83 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải đường hàng không ở nước ta.
Advertisements (Quảng cáo)
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 83.
- Phát triển nhanh cả về đường bay và cảng hàng không → đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá, góp phần phục vụ yêu cầu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập.
- Hệ thống cảng hàng không nước ta phân bố tương đối hợp lí.
+ Đến năm 2021, cả nước có 22 cảng (10 cảng hàng không quốc tế).
+ Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không cửa ngõ quốc tế, đầu mối vận tải hàng
không lớn bậc nhất nước ta.
+ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang được xây dựng với công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách nội địa và quốc tế, thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển.
- Ngành vận tải hàng không phát triển rất nhanh, số lượng hành khách vận chuyển chỉ đứng sau ngành vận tải đường bộ.
Câu hỏi (?) mục III 1
Câu hỏi mục III.1 trang 84 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành bưu chính ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 84.
- Mạng bưu chính được xây dựng, phát triển và phân bố rộng rãi.
- Doanh thu dịch vụ bưu chính không ngừng tăng, năm 2021 đạt 26,8 nghìn tỉ đồng.
- Đến năm 2021, cả nước có hơn 13 nghìn điểm bưu điện, trong đó có hơn 8,1 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã với trên 2,6 nghìn bưu cục giao dịch.
- Mạng lưới vận chuyển bưu chính với nhiều đường thư, đường thư quốc tế tới khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Nhiều dịch vụ bưu chính đã ra đời: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa, phát hành báo chí, chuyển tiền....
- Ngành bưu chính đang tích cực đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia.
- Các bưu cục Trung ương đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi (?) mục III 2
Câu hỏi mục III.2 trang 85 SGK Địa lý 12,
Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành viễn thông ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang
- Ngành viễn thông nước ta phát triển theo hướng hiện đại, rộng khắp; tạo thành mạng lưới kết nối quan trọng, đồng bộ với dung lượng lớn, tốc độ cao, góp phần to lớn vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Mạng lưới viễn thông phát triển nhanh, đa dạng, bao gồm mạng điện thoại, mạng phi thoại và mạng truyền dẫn.
+ Mạng điện thoại và số thuê bao điện thoại tăng nhanh, điện thoại di động, điện thoại thông minh được dùng phổ biến.
+ Mạng truyền dẫn phát triển và hội nhập với quốc tế qua hệ thống vệ tinh và cáp quang. Hiện nay, nước ta có 7 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế và 2 hệ thống truyền dẫn vệ tinh.
+ Mạng băng rộng cố định phủ sóng toàn quốc, mạng băng rộng di động phát triển mạnh mẽ,
trong đó 99,8% 4G; 5G đang được triển khai ở một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang,...
+ Số thuê bao internet và doanh thu dịch vụ viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao. Hai trạm trung chuyển internet quốc gia là Hà Nội và Bình Dương.
- Nhờ sự phát triển của công nghệ số và hạ tầng viễn thông, nước ta đang chuyển dịch thành hạ tầng số, đáp ứng xu hướng và yêu cầu phát triển chính phủ số, kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia.
Luyện tập
Câu hỏi 1 trang 85 SGK Địa lý 12,
Dựa vào bảng 16.3, hãy:
a) Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu doanh thu dịch vụ bưu chính và viễn thông ở nước ta năm 2010 và năm 2021.
b) Nhận xét và giải thích.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 84.
a) Vẽ biểu đồ
Cơ cấu doanh thu dịch vụ bưu chính và viễn thông ở nước ta năm 2010 và năm 2021 (%)
2010 |
2021 |
|
Doanh thu dịch vụ bưu chính |
3,3 |
7,8 |
Doanh thu dịch vụ viễn thông |
96,7 |
92,2 |
Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu dịch vụ bưu chính và viễn thông
ở nước ta năm 2010 và năm 2021
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét:
Nhìn chung, cơ cấu doanh thu dịch vụ bưu chính và viễn thông ở nước ta năm 2010 và năm 2021 có sự chênh lệch lớn và thay đổi. Cụ thể:
- Doanh thu dịch vụ viễn thông chiếm tỉ trọng rất cao, đạt 96,7% (năm 2010) gấp hơn 29 lần tỉ trọng doanh thu dịch vụ bưu chính và giảm xuống còn 92,2% (năm 2021), giảm 4,5%.
- Doanh thu dịch vụ bưu chính chiếm tỉ trọng nhỏ, chỉ đạt 3,3% (năm 2010) và tăng lên 7,8% (năm 2021), tăng 4,5%.
*Giải thích:
- Sở dĩ, doanh thu dịch vụ viễn thông chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu do đây là loại hình dịch vụ chính, truyền thống và phát triển rất mạnh ở nước ta với nhiều loại hình.
- Doanh thu dịch vụ bưu chính tăng do ngành bưu chính đang tích cực đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia, bối cảnh dịch Covid-19 cũng làm cho dịch vụ bưu chính tăng mạnh.
Vận dụng 1
Nhiệm vụ 1 - câu hỏi 2 trang 85 SGK Địa lý 12,
Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một tuyến quốc lộ đi qua địa phương em.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12 và liên hệ thực tiễn.
VD: Quốc lộ 10, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa
Quốc lộ 10 (đoạn chạy qua tỉnh Thanh Hóa) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ xã Nga Điền (huyện Nga Sơn) qua địa phận huyện Hậu Lộc đến xã Hoằng Lý (huyện Hoằng Hóa). Điểm cuối của tuyến đường nối liền với QL1A - tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam tại phường Tào Xuyên (thành phố Thanh Hóa). Tổng chiều dài 45 km, chiếm 5,44 % tổng chiều dài các tuyến quốc lộ của tỉnh Thanh Hóa (năm 2017). Quốc lộ 10 là tuyến đường huyết mạch của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa (đoạn quốc lộ 10 đi qua). Trong những năm qua, tuyến đường này đã và đang dần khẳng định vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Vận dụng 2
Nhiệm vụ 2 - câu hỏi 2 trang 85 SGK Địa lý 12,
Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một trong các đầu mối giao thông ở địa phương em (1 cảng biển hoặc 1 cảng hàng không hoặc 1 bến xe).
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12 và liên hệ thực tiễn.
VD: Cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa
Cảng biển quốc tế Nghi Sơn, mặc dù là một cảng biển non trẻ, nhưng đang được đánh giá là cảng biển có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống Cảng biển Nghi Sơn được quy hoạch tổng cộng 51 bến và khu bến, bao gồm: 10 bến container, 21 bến tổng hợp, 20 bến và khu bến chuyên dụng. Hiện nay, đã có 21 bến đi vào hoạt động, với năng lực lưu chuyển hàng hóa với công suất dự kiến khoảng 75 triệu tấn/năm. Theo định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng biển Nghi Sơn đã được quy hoạch là cảng đặc biệt, với chức năng đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với các tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế.