Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 1 trang 23 SGK Địa lý 12,
Báo cáo về sự phân hoá khí hậu Việt Nam và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12 và liên hệ thực tiễn
* Sự phân hóa khí hậu Việt Nam:
- Phân hóa theo chiều bắc – nam:
+ Phần lãnh thổ phía bắc: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Phần lãnh thổ phía nam: mang tính chất cận xích đạo gió mùa.
- Phân hóa theo chiều đông – tây:
+ Vùng biển và thềm lục địa: nhiệt đới với lượng nhiệt - ẩm dồi dào, có sự phân mùa rõ rệt.
+ Vùng đồng bằng ven biển: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vùng đồi núi: vùng núi Đông Bắc (cận nhiệt đới gió mùa), vùng núi thấp phía nam Tây Bắc (thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) và ở vùng núi cao (thiên nhiên vùng ôn đới).
- Phân hóa theo độ cao:
+ Đai nhiệt đới gió mùa: Nền nhiệt độ cao (nhiệt độ TB các tháng mùa hạ > 25°C), lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian giữa các khu vực.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ TB các tháng
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: Nhiệt độ TB năm
* Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta:
- Sự phân hoá của khí hậu → sự phân hóa về thiên nhiên, đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thế mạnh khác nhau, là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế.
- Phân hóa khí hậu cũng tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất với những sản phẩm đặc trưng.
- Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của khí hậu sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất: sự phụ thuộc vào tự nhiên của nông nghiệp, sự phân mùa du lịch,…
- Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhiều thiên tai (bão, lũ lụt,…), hiện tượng thời tiết bất thường (sương muối, sương giá, rét đậm, rét hại,…) gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân.
Nhiệm vụ 2
Nhiệm vụ 2 trang 23 SGK Địa lý 12,
Báo cáo về sự phân hoá sinh vật Việt Nam và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
Advertisements (Quảng cáo)
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12 và liên hệ thực tiễn.
Sự phân hóa sinh vật:
* Phân hóa theo chiều bắc – nam:
- Phần lãnh thổ phía bắc: Đới rừng nhiệt đới gió mùa, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các loài cây cận nhiệt và ôn đới.
- Phần lãnh thổ phía nam: Đới rừng cận xích đạo gió mùa, thực vật (cây họ dầu, săng lẻ, tếch,... ), động vật (các loài thú lớn: voi, hổ, báo, bò rừng... từ phương Nam lên, từ phía tây di cư sang).
* Phân hóa theo chiều đông – tây:
- Vùng biển và thềm lục địa: phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới. Các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển vừa đặc trưng cho hệ sinh thái vùng biển, vừa có tính đa dạng sinh học cao.
- Vùng đồng bằng ven biển: Các hệ sinh thái khá phong phú, nhất là hệ sinh thái ở các vùng cửa sông, đầm phá và đất ngập nước khác.
- Vùng đồi núi: vùng núi Đông Bắc (cận nhiệt đới gió mùa), vùng núi thấp phía nam Tây Bắc (thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) và ở vùng núi cao (thiên nhiên vùng ôn đới).
* Phân hóa theo độ cao:
- Đai nhiệt đới gió mùa: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá, trảng cỏ, cây bụi; rừng ngập mặn, ngập nước,... Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
+ Từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,...
+ Từ độ cao trên 1600 - 1700m: thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân, cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi: Các loài ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta:
- Sự đa dạng của sinh vật → Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị → tạo ra sự phân hóa sản xuất nông nghiệp.
- Sự phân hóa sinh vật đa dạng → Tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch sinh thái → Thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Sinh vật đa dạng đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
- Kinh tế - xã hội phát triển nhanh đặt ra vấn đề đối với phát triển, phân bố sinh vật như khai thác quá mức, bảo tồn nguồn gen quý, phát triển thiếu quy hoạch,....
VD:
+ Diện tích rừng giảm do khai thác quá mức.
+ Cây cà phê trong miền Nam (hợp thổ nhưỡng, khí hậu) cho năng suất cao, giá trị tốt nhưng khi đem ra Bắc lại không hiệu quả.