Câu hỏi/bài tập:
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 154 – 156.
Nguồn lực |
Thực trạng |
- Diện tích tự nhiên khoảng 30,6 nghìn km2, dân số trên 21,8 triệu người, mật độ dân số 712 người/ km2. - Vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Advertisements (Quảng cáo) - Có TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế công nghiệp, dịch vụ; khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước. Tập trung trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, ngư trường lớn; điều kiện khí hậu và đất trồng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. - Vùng tập trung đông dân số, nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn và cách thức tổ chức sản xuất cao, hệ thống đô thị phát triển và tỉ lệ đô thị hóa cao (58,4%), nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học. - Được đầu tư về cơ sở hạ tầng với đủ loại hình: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không (cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất), cảng biển tổng hợp quốc gia Bà Rịa – Vũng Tàu → phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, mở rộng kinh tế liên vùng và quốc tế. |
- Vùng có tiềm lực kinh tế lớn nhất, năng động nhất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước. GRDP của vùng đóng góp khoảng 33,3 % cả nước (2021). -Vùng có cơ cấu GRDP hiện đại, tương đồng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Các ngành kinh tế chủ chốt: dịch vụ cảng biển, du lịch, công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống, trồng cây công nghiệp lâu năm. - Vùng đứng đầu về số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng vốn đăng kí. - Vùng có nguồn thu ngoại tệ từ trị giá xuất khẩu lớn nhất cả nước. |
Định hướng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung vào các ngành công nghệ cao sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện từ phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác, chế biến dầu khí, dịch vụ cảng biển, du lịch biển, đảo); kinh tế số; tài chính, ngân hàng.... |