Trang chủ Lớp 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Cánh diều Vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển được xác...

Vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển được xác định như thế nào?...

Đọc thông tin trang 123, 124 và thực hiện các yêu cầu. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 4b trang 124 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều - Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư - lãnh thổ và biên giới quốc gia - Luật Biển quốc tế.

Câu hỏi/bài tập:

Vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển được xác định như thế nào?

a. Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tình huống có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?

b. Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cả trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Giải thích vì sao

c. Từ các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, em hãy cho biết quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì trong vùng đặc quyền kinh tế.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin trang 123, 124 và thực hiện các yêu cầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

Advertisements (Quảng cáo)

Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phù hợp với Luật Biển quốc tế. Theo Điều 56 của Công ước, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Do đó, tàu thuyền nước ngoài không được phép đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam.

b.

Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Điều này dựa trên quyền tài phán của quốc gia ven biển theo Điều 56 của Công ước.

c.

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển:

+ Thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn các tài nguyên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lỏng đất dưới đáy biển, về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

+ Thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

- Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản là tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nhưng phải tôn trọng pháp luật của quốc gia ven biển, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích trên biển của quốc gia.