Trang chủ Lớp 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Chân trời sáng tạo Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết để lập...

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình, cần tiến hành những bước nào...

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi Khám phá 3 trang 56 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo - Bài 7. Quản lí thu - chi trong gia đình.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình, cần tiến hành những bước nào.

- Cho biết các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình bao gồm những nội dung gì.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các bước để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình:

Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình

Bước 2: Liệt kê các nguồn thu trong gia đình

Bước 3: Trao đổi giữa các thành viên về các khoản chi

Bước 4: Thống nhất giữa các thành viên tỉ lệ phân chia các khoản chi

Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch

Nội dung của các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình:

Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình

+ Giúp gia đình thiết lập mục tiêu tài chính cụ thể cho tương lai

+ Liệt kê tất cả các mục tiêu tài chính của gia đình, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên,

Advertisements (Quảng cáo)

phân thành mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bước 2: Liệt kê các nguồn thu trong gia đình

+ Giúp gia đình nắm rõ tình hình tài chính gia đình để làm cơ sở phân chia tỉ lệ chi tiêu và mục tiêu tài chính

+ Thống kê các khoản thu nhập của gia đình: Thu nhập chủ động là tiền lương. Thu nhập thụ động là tiền lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, tiền cổ tức,...

Bước 3: Trao đổi giữa các thành viên về các khoản chi

+ Giúp mọi người hiểu được nhu cầu thiết yếu, không thiết yếu của gia đình và

các thành viên

+ Liệt kê và ưu tiên các khoản chỉ tiêu thiết yếu là khoản chi tiêu thường xuyên

cho nhu cầu sống của gia đình như: ăn uống, điện, nước, đi lại, học phí,...

+ Điều chỉnh và cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu là khoản chi cho các sản phẩm mong muốn khi có đủ thu nhập như: sản phẩm xa xỉ, giải trí,...

Bước 4: Thống nhất giữa các thành viên tỉ lệ phân chia các khoản chi

+ Giúp gia đình kiểm soát được các khoản chi mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đã đề ra

+ Tỉ lệ bao nhiêu cho chỉ tiêu thiết yếu, bao nhiêu cho không thiết yếu và các mục tiêu tài chính

+ Tỉ lệ 50% cho thiết yếu, 30% cho mục tiêu tài chính, 20% cho không thiết yếu

Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch

+ Giúp gia đình theo dõi được quá trình thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh hợp lý cho tương lai

+ Ghi chép chi tiết quá trình thu, chi; đánh giá; điều chỉnh kế hoạch thu, chi trong gia đình

Advertisements (Quảng cáo)