Trang chủ Lớp 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Kết nối tri thức Em hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế...

Em hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện qua thông tin dưới đây...

Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Giải chi tiết Câu hỏi Luyện tập 4 trang 110 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức - Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện qua thông tin dưới đây.

Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 – 12 – 1979. Việt Nam đã ký tham gia Công ước này vào ngày 29 – 7 – 1980 và phê chuẩn vào ngày 2711 1981. Sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 để nội luật hoá một số điều khoản nhằm thực hiện Công ước ở Việt Nam. Điều 3 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia:

Luật quốc tế là cơ sở xây dựng và hoàn thiện luật quốc gia: Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã trở thành cơ sở để xây dựng và hoàn thiện Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam.

Pháp luật quốc gia phải phù hợp, không trái với luật quốc tế: Điều 3 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 của Việt Nam quy định rằng, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Advertisements (Quảng cáo)