Trang chủ Lớp 12 SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 - Cánh diều Hoạt động khám phá 1 trang 5 GDQP 12 Cánh diều: Em...

Hoạt động khám phá 1 trang 5 GDQP 12 Cánh diều: Em hãy nêu bối cảnh và những nét chính của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của...

Dựa vào nội dung phần 1. Bối cảnh và những nét chính của cuộc chiến tranh, trang 5, 6. Giải Hoạt động khám phá 1 trang 5 Giáo dục Quốc phòng & An ninh (GDQP) 12 Cánh diều - Bài 1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975. Em hãy nêu bối cảnh và những nét chính của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Em hãy nêu bối cảnh và những nét chính của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung phần 1. Bối cảnh và những nét chính của cuộc chiến tranh, trang 5, 6, 7 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 để trả lời câu hỏi này

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bối cảnh:

+ Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Campuchia rơi vào chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu.

+ Khmer Đỏ thực hiện nhiều hành động khiêu khích, xâm phạm biên giới Việt Nam, gây ra nhiều vụ thảm sát dã man đối với người dân Việt Nam.

+ Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng leo thang, dẫn đến chiến tranh.

- Những nét chính của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam:

- Giai đoạn 1 (từ ngày 30/4/1977 đến ngày 05/01/1978)

+ Ngày 23/5/1977, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho lực lượng vũ trang ở phía Nam: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta, đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Campuchia. Thực hiện Chỉ thị, các đơn vị quân chủ lực, hậu cần chuẩn bị mọi lực lượng sẵn sàng chiến đấu.

+ Từ ngày 25/9/1977, quân Pol Pot tập trung 9 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng địa phương mở cuộc tiến công lớn thứ 2 đánh sang các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh. Bộ Tổng Tham mưu quyết định sử dụng một bộ phận lực lượng chủ lực cơ động đánh lui các cuộc tiến công của quân Pol Pot ở nhiều khu vực trên biên giới, giành lại những khu vực bị lấn chiếm, sau đó lui về củng cố lực lượng.

+ Phát hiện ta đã lui quân về phía sau, ngày 15/11/1977, quân Pol Pot lại mở cuộc tiến công mới nhằm đánh chiếm thị xã Tây Ninh. Trước tình hình đó, từ ngày 5/12/1977 đến 5/01/1978, quân ta mở đợt phản công truy kích quân Pol Pot làm thiệt hại 5 sư đoàn và làm thất bại kế hoạch đánh chiếm thị xã Tây Ninh của địch.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Với âm mưu “vừa ăn cướp, vừa la làng”, ngày 31/12/1977, tập đoàn Pol Pot vu khống Quân đội Việt Nam “tiến công xâm lược Campuchia dân chủ” nhằm cô lập Việt Nam.

+ Ngay trong ngày 31/12/1977, Chính phủ ta ra tuyên bố về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, nêu rõ lập trường và nguyên tắc: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, làm hết sức mình để bảo vệ tình đoàn kết chiến đấu và hữu nghị Việt Nam – Campuchia…

- Giai đoạn 2 (từ ngày 06/01/1978 đến ngày 07/01/1979)

+ Tháng 1-1978, Pol Pot đưa thêm 2 sư đoàn ra biên giới, liên tục tiến công lấn chiếm, bắn phá vào những nơi đông dân cư. Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu điều động Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) tăng cường cho Quân khu 9, sẵn sàng chiến đấu; đồng thời ra lệnh cho các đơn vị ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, thực hiện phòng ngự tích cực để hỗ trợ cho Đảng, Nhà nước ta thực hiện đấu tranh chính trị và ngoại giao.

+ Từ ngày 26/3/1978, các đơn vị quân đội ta chuyển sang tiến công, đẩy quân Pol Pot lùi xa dần biên giới và dồn đối phương vào thế bị động; đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho phong trào nổi dậy của lực lượng cách mạng Campuchia phát triển, đỉnh cao là cuộc nổi dậy từ ngày 26/5/1978 ở Quân khu Đông, làm suy yếu một bộ phận lực lượng quân Pol Pot.

+ Sau cuộc nổi dậy của lực lượng cách mạng Campuchia ở Quân khu Đông, quân Pol Pot vừa ráo riết thanh trừng nội bộ, vừa phải đối phó với lực lượng cách mạng Campuchia vẫn đang tiếp tục hoạt động ở nhiều nơi.

+ Để hỗ trợ cho lực lượng cách mạng Campuchia, từ ngày 14/6 đến 30/9/1978, ta sử dụng Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 7), 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 5) mở tiếp đợt tiến công lớn trên các hướng đường 1, đường 7, vùng giáp biên giới Tây Ninh và đường 19 kéo dài nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tiến tới làm suy yếu một bước lực lượng quân Pol Pot.

+ Trước ý định tập trung 5 sư đoàn và 4 trung đoàn tiến công đánh chiếm Tây Ninh, sau đó sẽ mở rộng địa bàn đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam của Pol Pot, ngày 06 và 07/12/1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm tổng phản công - tiến công chiến lược, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.

+ Phát hiện sự chuẩn bị của ta, Pol Pot tập trung phần lớn lực lượng chủ lực bố trí dọc biên giới với Việt Nam.

+ Ngày 23/12/1978, chúng huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta.

+ Ngày 26/12/1978, hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân Pol Pot bị phá vỡ. Ngày 31/12/1978, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi quân Pol Pot, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm.

+ Ngày 02/01/1979, ba cụm quân chủ lực của Pol Pot, mỗi cụm 5 sư đoàn, án ngữ các trục đường tiến về Phnôm Pênh cơ bản bị tiêu diệt.

+ Ngày 05 và 06 tháng 01/1979, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến sát Thủ đô Phnôm Pênh.

+ Ngày 7/01/1979, Thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải phóng.

Advertisements (Quảng cáo)