Trang chủ Lớp 12 SGK Vật Lí 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi hoạt động trang 6 Vật lý 12 Kết nối tri...

Câu hỏi hoạt động trang 6 Vật lý 12 Kết nối tri thức: Trong lịch sử phát triển của khoa học, có hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có cấu tạo...

1. Vận dụng lí thuyết về hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có. Gợi ý giải Câu hỏi hoạt động trang 6 SGK Vật lý 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể.

1. Trong lịch sử phát triển của khoa học, có hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có cấu tạo liên tục và chất có cấu tạo gián đoạn. Mô hình động học phân tử được xây dựng trên quan điểm nào?

2. Năm 1827, khi làm thí nghiệm quan sát các hạt phấn hoa rất nhỏ trong nước bằng kính hiển vi, Brown thấy chúng chuyển động hỗn loạn, không ngừng (Hình 1.1 và Hình 1.2). Chuyển động này được gọi là chuyển động Brown.

a) Tại sao thí nghiệm của Brown được coi là một trong những thí nghiệm chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng?

b) Làm thế nào để với thí nghiệm của Brown có thể chứng tỏ được khi nhiệt độ của nước càng cao thì phân tử nước chuyển động càng nhanh?

3. Hãy tìm các hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có lực đẩy, lực hút.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

1. Vận dụng lí thuyết về hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có cấu tạo liên tục và chất có cấu tạo gián đoạn

2. Dựa vào thí nghiệm Brown

3. Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Mô hình động học phân tử được xây dựng trên quan điểm chất có cấu tạo gián đoạn

2.

a) Thí nghiệm của Brown được coi là một trong những thí nghiệm chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng vì khi quan sát chuyển động của các hạt phấn hoa ta thấy quỹ đạo chuyển động của chúng hỗn độn, không ngừng

b) Để chứng tỏ được khi nhiệt độ của nước càng cao thì phân tử nước chuyển động càng nhanh thì chúng ta có thể đun hoặc đóng đá các hạt phấn hoa trong nước

3. Các hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có lực đẩy, lực hút:

Ví dụ về lực hút giữa các phân tử: cho hai thỏi chì có mặt nhẵn tiếp xúc với nhau thì chúng hút nhau (vì khi đó khoảng các giữa các phân tử ở 2 mặt gần nhau)

Cho chất khí nhốt vào một xilanh rồi đẩy pittông nén lại. Ta chỉ nén khối khí đến một thể tích nào đó thôi vì khi đó lực đẩy giữa các phân tử là rất lớn, chống lại lực nén của pittông.