Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng...

Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?...

Xem lại lý thuyết về ngôn ngữ trang trọng và thân mật từ đó nhận xét đoạn văn. Trả lời Câu hỏi 3 trang 100 SGK Văn 12 Cánh diều - Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ sang trọng và ngôn ngữ thân mật ( Tiếp theo)

Trả lời Câu hỏi 3 trang 100 SGK Văn 12 Cánh diều

Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?

a. Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên… Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ

( Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

b. Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi chứ! Nào, bạn hãy cùng tôi đi phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề.

( Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

c. Trước lúc đi ngủ, San tâm sự với tôi:

- Cháu bị số phận hắt hủi. Giờ thì cả cha và mẹ đều không còn. Cuộc sống của cháu không còn ý nghĩa gì nữa.

Tôi chưa biết an ủi thế nào, cậu ta tiếp:

- Có lẽ cháu sẽ đi đâu đó. Ở mảnh đất nhốn nháo này, cháu chằng còn duyên nợ.

- Nhưng cháu còn người bà- Cuối cùng, tôi cất lời khuyên- Người bà ngoại khổ đau và bất hạnh.

( Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Xem lại lý thuyết về ngôn ngữ trang trọng và thân mật từ đó nhận xét đoạn văn

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Đoạn văn trên chưa sử dụng đúng ngôn ngữ trang trọng. Cụ thể, trong từ “ chú hổ” thể hiện thái độ âu yếm, thân mật. Do đó, việc sử dụng từ đã biểu đạt sai về sắc thái biểu cảm, sai phong cách ngôn ngữ.

→ Cách sửa: Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên… Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với con hổ

b. Đoạn văn trên chưa sử dụng đúng ngôn ngữ trang trọng. Đây là văn bản nghị luận, hành chính vì thế, việc sử dụng câu hỏi, câu cảm thán không phù hợp với phong cách văn bản

→ Cách sửa: Lời nhận xét ấy vô cùng đúng. Vì thế, bạn hãy cùng tôi đi phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề.

c. Đoạn văn trên chưa sử dụng đúng ngôn ngữ thân mật. Cụ thể, trong việc sử dụng từ “ cậu ta”, “ người bà ngoại” đã diễn tả không đúng sắc thái biểu cảm cũng như kiểu phong cách ngôn ngữ văn bản.

→ Cách sửa:

Trước lúc đi ngủ, San tâm sự với tôi:

- Cháu bị số phận hắt hủi. Giờ thì cả cha và mẹ đều không còn. Cuộc sống của cháu không còn ý nghĩa gì nữa.

Tôi chưa biết an ủi thế nào, cậu bé tiếp:

- Có lẽ cháu sẽ đi đâu đó. Ở mảnh đất nhốn nháo này, cháu chằng còn duyên nợ.

- Nhưng cháu còn bà- Cuối cùng, tôi cất lời khuyên- Người bà khổ đau và bất hạnh.

Advertisements (Quảng cáo)