Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến có sự khác nhau...

Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến có sự khác nhau như thế nào qua các đoạn thơ? Trên nền khung cảnh thiên nhiên ấy...

Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi. Soạn văn Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 126 SGK Văn 12 Cánh diều - Tây Tiến (Quang Dũng)

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 126 SGK Văn 12 Cánh diều

Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến có sự khác nhau như thế nào qua các đoạn thơ? Trên nền khung cảnh thiên nhiên ấy, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được gợi tả như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Vẻ đẹp khác nhau của Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến được miêu tả vô cùng sinh động qua các đoạn thơ:

a. Đoạn 1: Cảnh thiên nhiên Tây Bắc kỳ vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, hoang vu nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình:

- Cảnh thiên nhiên hoang vu, dữ dội:

+ Các địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến- gợi cảm giác về sự xa xôi, heo hút

+ Những con đường hành quân ở dốc núi hiểm trở: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

+ Rừng núi hoang dã chứa đầy bí ẩn và sự đe dọa: sương lấp đoàn quân mỏi, thác gầm thét, cọp trêu người,…

- Cảnh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”; “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

b. Đoạn 2: Cảnh thiên nhiên Tây Bắc mộng mơ, huyền ảo, mê say, sâu lắng: “hội đuốc hoa”, “xây hồn thơ”; “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” ( thủ pháp nhân hóa khiến hình ảnh thơ trở nên trữ tình, thơ mộng hơn)

Advertisements (Quảng cáo)

2. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:

- Chịu nhiều khó khăn, gian khổ:

+ “không mọc tóc”, “xanh màu lá”

+ “đoàn quân mỏi” có nhiều cách hiểu: Người lính trong cuộc hành quân mệt mỏi, gục vào súng mũ ngủ say sưa như quên hết sự đời hoặc có thể hiểu Người lính ngã xuống trong cuộc hành trình vì mệt mỏi, vì kiệt sức do những cơn sốt rét ác tính

→ Hiện thực chiến tranh với những vất vả, khó khăn trong chặng đường hành quân

- Mạnh mẽ, hào hoa:

+ “dữ oai hùm”: khí chất mạnh mẽ, dũng cảm khiến cho quân thù khiếp sợ

+ “Mắt trừng”: ánh mắt dữ dội gợi mộng diệt thù => thể hiện sức mạnh căm thù giặc

+ “dáng kiều thơm”: nhớ về quê hương Hà Nội- nơi đô thành mỹ lệ

+ “súng ngửi trời”: Miêu tả tư thế kiêu dũng, làm chủ của người chiến sĩ đồng thời thể hiện vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của những chiến sĩ

- Lí tưởng cao đẹp: “Áo bào thay chiếu anh về đất”

→ Khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên.

Advertisements (Quảng cáo)