Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 68 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 68 Văn 12 Cánh diều: Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc họa như thế nào qua tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật?...

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Gợi ý giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 68 SGK Văn 12 Cánh diều - Đàn ghi ta của Lor - ca (Thanh Thảo).

Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc họa như thế nào qua tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? (Chú ý: tìm hiểu ý nghĩa tượng trưng của những hình ảnh thơ như: tiếng đàn bọt nước, Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy, không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang, đường chỉ tay đã đứt, chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt?). Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca.

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi

Phân tích các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật

-Hình ảnh Lorca

+ “Tiếng đàn bọt nước”: tượng trưng cho cái đẹp lung linh, nhưng lại dễ dàng biến mất trong hư vô, đó là khát vọng cháy bỏng muốn được dâng hiến tài năng cho đời, liên tưởng về cuộc đời tươi đẹp nhưng quá ngắn ngủi và đơn độc của người nghệ sĩ.

+ “Áo choàng đỏ gắt”: Hình ảnh Lorca với sức mạnh anh hùng nắm giữ sứ mệnh cao đấu tranh bảo vệ quê hương, nâng tầm vóc Lorca lên làm biểu tượng cho cả một quốc gia, một dân tộc.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Hình ảnh đối lập hát nghêu ngao tượng trưng cho khát vọng tự do đối lập với áo choàng bê bát đỏ là chế độ phát xít bạo tàn.

+ Nghệ thuật hoán dụ: Tiếng đàn: là cuộc đời của Lorca

-Áo choàng bê bát đỏ: cái chết của Lorca, cái chết đau thương và bạo lực kinh hoàng.

-“Tiếng ghita ròng ròng máu chảy”: nghệ thuật nhân hóa, nỗi đau đớn uất nghẹn, vết thương trong lòng ở lại không thể cầm máu nhưng cũng là sức sống mãnh liệt của người nghệ sĩ trong lòng công chúng Tây Ban Nha.

+ “Tiếng đàn” chính là ẩn dụ cho nghệ thuật của Lorca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi.

+ “Không ai chôn cất tiếng đàn” để thể hiện một sức sống mãnh liệt của tiếng đàn.

+ Tác giả đã sử dụng phép so sánh “tiếng đàn” với “cỏ mọc hoang”: thương tiếc cho cái chết của một thiên tài, nghệ sĩ tài ba, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở.

+ Hành động “ném là bùa vào trong xoáy nước”, “ném trái tim vào cõi lặng im”. Đó là sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn, sự chủ động vứt bỏ an toàn tính mạng để đối mặt với hiểm nguy và trở thành người hiệp sĩ với sự kiêu hãnh, tự tôn.

-Tác giả đã thể hiện thái độ thương xót, cảm thông cùng sự ngưỡng mộ của mình trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor-ca - một nghệ sĩ khao khát tự do và dân chủ.

Advertisements (Quảng cáo)