Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 24 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 24 Văn 12 Cánh diều: Thế nhưng ở Khải Định thì sao, ta thấy điều gì đây?...

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Soạn văn Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều - Vi hành (Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam).

Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Trước hết cặp đôi trai gái người Pháp đã nhận lầm Người là 1 đấng Hoàng thượng vi hành dù Người không phải là vua. Và chính điều này đã tạo ra cho câu chuyện cùng một lúc mang nhiều ý nghĩa. Nó tạo ra một cái cớ và một góc độ độc đáo cho bức biếm họa có một không hai về Khải Định. như những gì cặp đôi này nhận xét thì Khải Định nào có ra dáng một ông vua đang vi hành, trông chỉ thấy hình ảnh một kẻ yếu đuối bạc nhược lại thích ăn chơi, phè phỡn chẳng ra làm sao. Từ những lời phán xét có vẻ xấu tính nhưng đầy khách quan của cặp đôi người Pháp, bản chất của một vị vua như Khải Định hiện lên thật chân thực đó là sự lố lăng, lòe loẹt, và hài hước

Trên thực tế ông ta chỉ là thứ bù nhìn mua vui cho thực dân Pháp, là một con rối không có giá trị gì mấy, thân là vua nhưng chẳng có lấy một chút tôn nghiêm, thậm chí còn bị coi rẻ, nhưng dĩ nhiên Khải Định chẳng đủ tỉnh táo để nhận ra điều ấy. Thử hỏi làm sao vị vua này có thể quản lý cả một đất nước với cái khí chất yếu hèn này đây.

Từ cảnh “vi hành” đầy lố bịch của vua Khải Định, tác giả đã có sự so sánh rất hay về sự vi hành của một số vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước ngoài. Đó là vua Thuấn của Trung Quốc cải trang làm dân cày đi dò la ý kiến của dân, vua Pi-e nước Nga đi làm thợ ở công trường nước Anh để hiểu thêm về cuộc sống của nhân dân mình.

Thế nhưng ở Khải Định thì sao, ta thấy điều gì đây? Một ông vua lấy cái cớ “vi hành” để thỏa mãn thú vui chơi, đã vi hành thì buộc phải kín đáo và bình thường nhất có thể, nhưng không Khải Định đã hoàn toàn làm ngược lại, phô trương và hợm hĩnh.

Đặc biệt cái sự “vi hành” của Khải Định chẳng đem lại một lợi ích cao cả nào cho nhân dân xứ An Nam mà cốt chỉ là để thỏa mãn cái lòng ham chơi của mình. Tưởng như câu chuyện sẽ chấm dứt khi đôi trai gái người Pháp xuống tàu, từ chỗ một người dân bị nhầm lẫn với đấng Hoàng thượng, đến chỗ bây giờ thì mọi người dân An Nam trên đất Tây đều có thể bị coi là đấng Hoàng thượng.