Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Chỉ ra trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi...

Chỉ ra trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật...

Xem lại nội dung của hồi IV. Gợi ý giải Câu hỏi 6 trang 80 SGK Văn 12 Cánh diều - Tự đánh giá trang 77

Trả lời Câu hỏi 6 trang 80 SGK Văn 12 Cánh diều

a. Chỉ ra trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật:

- hướng đến “nó”- thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được

- hướng đến “ bạn tiền tội nghiệp”

- hướng đến tất cả mọi người xung quanh

b. Em ấn tượng nhất về điều gì trong màn độc thoại nội tâm đó? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại nội dung của hồi IV, Lớp bảy để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

  1. Trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật:

- Hướng đến “nó”- thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được:

+ “ Ối kẻ trộm! Ối kẻ trộm! Ối quân giết người! Ôí quân sát nhân! Trời đất ơi, pháp lí ơi! Tôi chết mất, nó giết tôi, nó ăn trộm tiền của tôi”

Advertisements (Quảng cáo)

+ “ Đứa nào thế? Nó sao rồi? Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm thế nào để tìm thấy nó? Chạy ngả nào? Đừng chạy ngả nào? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Đứa nào thế? Đừng lại giả tiền tao đây, đồ vô lại…”

- Hướng đến “ bạn tiền tội nghiệp”:

+ “ Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng nó cướp mất mày của tao đi rồi”

+ “ Mất mày, tao mất nơi nương tựa, mất niềm an ủi, mất nguồn sung sướng; thôi thế là đời tao hết mọi hi vọng, tao chẳng còn ở đời này làm gì nữa”

+ “Không có mày, tao sống không nổi”

- Hướng đến tất cả mọi người xung quanh:

+ “ Có ai muốn cứu cho tôi sống lại, mà trả cho tôi món tiền tri kỉ của tôi, hay là mách cho tôi biết đứa nào lấy tiền của tôi không?”

+ “ Trên kia, cái gì mà rầm rầm lên thế? Có phải thằng ăn trộm tiền của tôi nó ở trên ấy không”

+ “ Van các ông, các bà, ai biết tăm hơi thằng ăn trộm thì làm phúc bảo giùm tôi…. Giá treo cổ, đao phủ nữa”

b. Em ấn tượng nhất về diễn biến tâm trạng của nhân vật Ác-pa-gông trong màn độc thoại nội tâm.

Mở đầu hồi IV là tâm trạng bực tức, giận dữ đối với tên ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được được thể hiện qua một loại câu cảm thán “ “ Ối kẻ trộm! Ối kẻ trộm! Ối quân giết người! Ôí quân sát nhân! Trời đất ơi, pháp lí ơi! Tôi chết mất, nó giết tôi, nó ăn trộm tiền của tôi” cho đến cảm xúc mất mát, đau khổ, tuyệt vọng khi Ác-pa-gông biết mình bị mất tiền: “ Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng nó cướp mất mày của tao đi rồi” và cảm xúc ấy càng được nhấn mạnh qua biện pháp phóng đại “ Mất mày, tao mất nơi nương tựa, mất niềm an ủi, mất nguồn sung sướng… tao chẳng còn ở đời này làm gì nữa”, “Không có mày, tao sống không nổi”. Cuối cùng, Ác-pa-gông lại nghi ngờ, ngờ vực với tất cả mọi người xung quanh.

Qua đoạn đối thoại độc tâm, góp phần thể hiện tính cách của nhân vật Ác-pa-gông: nhỏ nhen, hà tiện, ích kỉ.

Advertisements (Quảng cáo)