Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp...

Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi...

Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi. Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 126 SGK Văn 12 Cánh diều - Tây Tiến (Quang Dũng)

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 126 SGK Văn 12 Cánh diều

Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

- Cảm hứng lãng mạn: Nỗi nhớ ngập tràn theo dòng kí ức: tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo, nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương.

- Bút pháp lãng mạn:

+ Miêu tả sự tương phản vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc vừa thơ mộng, trữ tình nhưng cũng vừa dữ dội, kì vĩ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

+ Xây dựng chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn:

Advertisements (Quảng cáo)

- “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bảo quên đời!”

→ Đó là một cái chết oai hùng, lẫm liệt, đủ sức nâng cao tình yêu cuộc sống và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ở mỗi con người Việt Nam

+ “Không mọc tóc”: hình ảnh người lính cạo trọc đầu để thuận tiện nhưng có thể hiểu là do cơn sốt rét nên họ bị rụng hết tóc.

+ “Quân xanh màu lá”: có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

+ Người lính hiện lên rất lãng mạn, hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khát khao lập chiến công. Ngày dõi tầm mắt vượt biên giới mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm mơ về Hà Nội có người thân, người yêu.

→ Hiện thực chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Nhưng dưới cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường

→ Nhận xét:

- Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng tạo một dấu ấn đậm nét trong nền thơ Việt Nam thời kỳ chống thực dân Pháp.

- Góp phần thể hiện những nét hồn nhiên, tinh tế, sự hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.