Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các bản trong Bài...

Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các bản trong Bài 2 Xem lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi Đặc điểm của hài kịch...

Xem lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Gợi ý giải Câu hỏi 3 Đọc hiểu văn bản trang 159 SGK Văn 12 Cánh diều - Ôn tập cuối học kì 1

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu văn bản trang 159 SGK Văn 12 Cánh diều

Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các bản trong Bài 2

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Đặc điểm của hài kịch:

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động...

Ví dụ: Trong đoạn trích Thực thi công lý, nhân vật Sai- lốc là người tham lam, tính toán, hà tiện, độc ác.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động cúa các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ... ) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch

Ví dụ: hành động cầm lá thư, hớt hơ hớt hải chạy vào nhà thị trưởng và thông báo “Người công chức của chúng ta tưởng là quan thanh tra lại không phải quan thah tra” của chủ sự bưu vụ trong lớp VIII của vở kịch Quan thanh tra.

- Xung đột hài kịch thường nảy sinh dựa trên sự di lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực.

Ví dụ: Xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra: Khi phát hiện sự thật về quan thanh tra, các nhân vật như Chủ sự Bưu vụ, thị trưởng và các nhân vật phụ như Kô-rốp-pin; Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích đã thái độ, cảm xúc khác nhau. Điều đó xây dựng sự xung đột trong tính cách xấu xa có thói hư tật xấu với vẻ ngoài đàng hoàng, giả tạo.

- Ngôn ngữ trong hài kịch bao gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu

- Thủ pháp trào phúng thường được sử dụng trong hài kịch