Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã...

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ...

Tìm các chi tiết, từ ngữ miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ từ đó đưa ra nhận. Soạn Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 12 Cánh diều - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 12 Cánh diều

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm các chi tiết, từ ngữ miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ từ đó đưa ra nhận xét

Answer - Lời giải/Đáp án

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại:

“ Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”

+ Các từ: “ há để”; “ hình dung” làm cho lời văn giống như lời khẳng định, lời tuyên ngôn về trách nhiệm gánh vác giang sơn

→ Nhận thức người nông dân về trách nhiệm với đất nước: mong muốn đấu tranh cho nền độc lập tổ quốc. Trong trận nghĩa đánh Tây, người nông dân vốn chỉ tay cuốc, tay cày đã vụt đứng lên thành những anh hùng hiên ngang, lẫm liệt. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, người nông dân đã có sự tự nguyện ý thức về trách nhiệm công dân khi đất nước bị xâm lăng.

→ Nhận thức ở người nông dân có sự thay đổi, là bước phát triển trong lịch sử tư tưởng yêu nước Việt Nam thời trung đại.