Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Soạn bài Thực thi công lí Văn 12 tập 1 Cánh diều:...

Soạn bài Thực thi công lí Văn 12 tập 1 Cánh diều: Hành động kịch của Poóc- xi-a ở đây là gì?...

Giải chi tiết soạn bài Thực thi công lí SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều - Bài Thực thi công lí ( Sếch- xpia). Đọc trước đoạn trích Thực thi công lí; tìm hiểu thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và vở hài kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ Đọc lướt văn bản xem đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại nào...Hành động kịch của Poóc- xi-a ở đây là gì?

Chuẩn bị

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 57 SGK Văn 12 Cánh diều

Đọc trước đoạn trích Thực thi công lí; tìm hiểu thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và vở hài kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu thông tin tác giả, tác phẩm

Answer - Lời giải/Đáp án

*Tác giả:

a. Tiểu sử, cuộc đời:

+ Tên khai sinh: William Shakespeare

+ Năm sinh: 1564 - 1616

+ Là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và nhà viết kịch đi trước thời đại

+ Ông được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “ Thi sĩ của dòng sông Avon”

b. Sự nghiệp văn chương:

- Vô cùng đồ sộ, phong phú: Viết hơn 40 vở kịch, đều dưới dạng thơ

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Bi kịch: Romeo và Juliet, Hoàng tử Hamlet, Vua Macbeth…..

+ Hài kịch: Hài kịch của những hiểu lầm, Hai chàng ở thành Veron; Đêm thứ mười hai, ….

+ Thơ: Shakespaere’s Sonnets,…

- Vở hài kịchNgười lái buôn thành Vơ-ni-dơ:

+ Thể loại: Hài kịch

+ Hoàn cảnh sáng tác: thế kỉ XVI ( 1596-1571)

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự

+ Nội dung: Viết về một thương gia thành Venice tên là Antonio, người đã không có khả năng trả một khoản nợ lớn vay từ một người Do Tháichuyên cho vay lấy lãi tên là Shylock.


Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 58 SGK Văn 12 Cánh diều

Đọc lướt văn bản xem đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại nào ( đối thoại, độc thoại)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lướt đoạn trích và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại: đối thoại


Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 58 SGK Văn 12 Cánh diều

Hành động kịch của Poóc- xi-a ở đây là gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ đoạn trích

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật ( lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,…) thể hiện và thúc đẩy xung đột, bộc lộ tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch

- Hành động kịch của Poóc- xi-a ở đây là lời đối thoại với Sai lốc để giải thích về lý do việc Sai -lốc phải khoan hồng


Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 59 SGK Văn 12 Cánh diều

Hình dung giọng điệu cử chỉ, nét mặt, tâm trạng của Sai-lốc mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ những chi tiết miêu tả nhân vật Sai-lốc

Answer - Lời giải/Đáp án

Qua đoạn trích, mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa, người đọc có thể hình dung nhân vật Sai lốc với tâm trạng ung dung, giọng điệu thì nịnh bợ, cử chỉ thành khẩn, kính trọng khi đưa văn khế với người vị quan tòa.


Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 60 SGK Văn 12 Cánh diều

Lời thoại của Gra-ti-a-nô có gì giống và khác với lời thoại của Sai- lốc ở phần trước?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ đoạn trích từ đó tìm lời thoại của Gra-ti-a-nô và Sai-lốc

Answer - Lời giải/Đáp án

- Lời thoại của Gra-ti-a-nô:

+ “ Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc? Quan tòa giỏi quá?”

+ “ Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai- lốc? Ôi, quan tòa giỏi quá”

- Lời thoại của Sai- lốc:

+ “ Ôi, vị quan tòa cao quý! Ôi, chàng trẻ tuổi ưu việt”

+ “ Thật là chí lí! Ôi! Vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt! Ngài thật là già dặn hơn bên ngoài nhiều lắm”

+ “ Quan tòa thật là công minh quá!”

+ “ Quan thật là giỏi quá! Án quyết như thế, mới là án quyết! Nào, anh, chuẩn bị đi”

→ Nhận xét:

- Điểm giống: cả hai lời thoại của Gra-ti-a-nô và Sai-lốc đều là những lời khen, lời ca ngợi với vị quan tòa khi xử kiện

- Điểm khác:

+ Đối với lời thoại của Sai-lốc thì đó là lời khen, nịnh bợ của Sai- lốc với quan tòa khi nghe quan tòa thực thi công lý trên phiên xét xử.

+ Đối với lời thoại của Gra-ti-a-nô là lời khen với quan tòa nhưng mục đích là nói với Sai- lốc. Từ đó thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai của Gra-ti-a-nô với Sai-lốc.


Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 61 SGK Văn 12 Cánh diều

Tưởng tượng suy nghĩ, tâm trạng của Sai- lốc khi nghe lời tuyên án của Poóc-xi-a

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ phần cuối đoạn trích

Answer - Lời giải/Đáp án

Đến cuối phiên xét xử, Poóc-xi-a đã đưa ra lời tuyên án cho Sai-lốc với hình phạt thích đáng: “một nửa tài sản của y sẽ bị tịch thu để trả lại cho người bị mưu hại, còn nửa kia sẽ bị sung vào quỹ riêng của nhà nước”

→ Từ đó, có thể hình dung tâm trạng của Sai-lốc: ngỡ ngàng, ngạc nhiên, không thể tin được bản thân mình đi kiện nhưng cuối cùng lại kết tội và bị tịch thu hết tài sản.


Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều

Liệt kê các hành động kịch của nhân vật Poóc-xi- a và Sai- lốc trong đoạn trích Thực thi công lí; từ đó nêu tình huống kịch trong đoạn trích

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ đoạn trích và tìm các chi tiết liên quan tới hành động kịch của hai nhân vật

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hành động kịch của Poóc-xi-a:

+ Hỏi Sai-lốc về tên cũng như nhận định về vụ kiện của Sai-lốc

+ Hỏi An-tô-ni-ô về việc thừa nhận văn khế

+ Yêu cầu và đưa ra những lí lẽ buộc Sai-lốc phải khoan hồng

+ Hỏi Ba-sa-ni-ô việc hoàn lại tiền cho Sai-lốc

Advertisements (Quảng cáo)

+ Yêu cầu Sai-lốc đưa tờ văn khế

+ Lại một lần nữa yêu cầu Sai-lốc khoan hồng

+ Yêu cầu An-tô ni-ô phanh ngực ra

+ Đưa ra các lý lẽ để nói rằng tờ văn khế cho phép Sai-lốc lấy thịt nhưng không được mất đi giọt máu nào

+ Đưa ra lời luận tội tuyên án với Sai-lốc

- Hành động kịch của Sai-lốc:

+ Không chấp nhận với lời yêu cầu khoan hồng và muốn được giải thích

+ Yêu cầu việc thực thi công lý và các điều khoản văn khế

+ Đưa ra lời ngợi ca với Poóc-xi-a

+ Đưa tờ văn khế cho Poóc-xi-a

+ Yêu cầu Poóc-xi-a tiến hành cuộc xét xử

+ Không chấp nhận với yêu cầu của Poóc-xi-a → cử chỉ: nói to

+ Chấp nhận lời đề nghị

+ Yêu cầu cho xin tiền nợ và để cho Sai lốc đi

+ Từ bỏ việc đòi nợ

→ Tình huống kịch: Sai-lốc kiện An-tô-ni-ô ra tòa đòi thực hiện hình phạt lấy một cân thịt trên cơ thể An-tô-ni-ô. Poóc-xi-a yêu cầu Sai-lốc khoan hồng nhưng Sai-lốc không chấp nhận; yêu cầu thực thi công lý và theo các điều khoản pháp luật.


Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều

Ghép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B. Chỉ tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó.

A

B

(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế”

a. Tấn công, luận tội- Xuống nước, đầu hàng

(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu tòa tuyên án đi cho.” Đến “Nào, anh, chuẩn bị đi”

b. Thuyết phục- Phản đối

(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.” đến hết

c. Chấp thuận- Tán thưởng

d. Thăm dò- Lảng tránh

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản và nội dung của các cột

Answer - Lời giải/Đáp án

(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế”

→ Cấu trúc đối thoại: Thăm dò- lảng tránh

(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu tòa tuyên án đi cho.” Đến “Nào, anh, chuẩn bị đi”

→ Cấu trúc đối thoại: Thuyết phục- phản đối; Chấp thuận- tán thưởng

(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.” đến hết:

→ Cấu trúc đối thoại: Tấn công, luận tội- Xuống nước, đầu hàng

*Cách tổ chức cấu trúc đối thoại trong hài kịch thường mang nội dung đối nghịch từ đó thể hiện các tính cách trái ngược nhau của nhân vật trong đoạn trích Thực thi công lý : Sai- lốc một thương gia mưu mẹo, tham lam; Poóc-xi-a : đầy bản lĩnh, tự tin, thông minh…


Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra và nêu nhận xét của em về xung đột kịch trong đoạn trích ( Gợi ý: Xung đột xảy ra giữa ai với ai và về điều gì? Đỉnh điểm của xung đột là khi nào? Xung đột được giải quyết bằng cách nào? Cảm xúc của người đọc diễn biến như thế nào theo mức độ phát triển của xung đột?...)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại lý thuyết về xung đột kịch trong đoạn trích và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Xung đột kịch được hiểu là hình thức phản ánh thực tại khách quan thông qua các mâu thuẫn xã hội, được khái quát hoá từ các cuộc đấu tranh của các nhân vật trong kịch. Qua đó, nhằm bộc lộ ý đồ tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của tác giả

Trong đoạn trích Thực thi công lí, xung đột xảy ra Poóc- xi- a và người lái buôn Sai- lốc về việc giải quyết vụ kiện của Sai-lốc với An-tô-ni-ô để thực hiện hình phạt lấy một cân thịt trên cơ thể của An-tô-ni-ô

Đỉnh điểm của xung đột là khi Sai- lốc biết rằng mình phải khoan hồng với vụ kiện tại phiên tòa xét xử; yêu cầu đòi hỏi công lý và thi hành các điều khoản của việc văn kiện. Xung đột được giải quyết bằng việc Poóc-xi a đã đưa ra những lí lẽ để chứng minh rằng văn kế đã kí của Sai- lốc và Ba-sa-nhi-ô không cho Sai-lốc có quyền thực hiện hình phạt ấy và thậm chí tất cả tài sản của Sai-lốc sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Cảm xúc của người đọc theo mức độ phát triển của xung đột: ngày càng hồi hộp, mong chờ xem cách xử lý Poóc- xi-a đối với những lý lẽ của Sai- lốc về việc yêu cầu thực thi công lý theo văn khế. Tiếp đó, khi Poóc-xi-a đưa ra những chứng minh “ rằng tờ văn khế không cho Sai-lốc lấy được lấy một giọt máu nào, và khi Sai- lốc lấy một cân thịt, lời văn khế đã nói rõ thì tài sản đất cát của Sai lốc sẽ bị tịch thu theo pháp luật Vơ-ni-dơ để sung công khiến cho Sai lốc buộc phải chấp nhận rằng chỉ cần hoàn lại gấp 3 số tiền thì sẽ buông tha cho Ba-sa-ni-ô. Và đến cuối cùng khi Poóc- xi-a luận thêm một tội khác cho Sai- lốc thì người đọc cảm thấy hả hê trước số phận của tên người buôn tham lam, phản diện đồng thời khâm phục trước sự thông minh, gan dạ của nàng Poóc-xi-a.


Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều

Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lóc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm các chi tiết thể hiện tính cách của nhân vật Sai-lốc từ đỏ trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sai-lốc, người Do Thái chuyên cho vay nặng lãi, đã kí với An-tô-ni-ô một hợp đồng vay tiền với điều kiện sau ba tháng, nếu An-tô-ni-ô không hoàn trả số tiền đúng ngày thì Sai-lốc có quyền lấy một cân thịt trên cơ thể An-tô-ni-ô. Sau đó, Sai-lốc kiện An-tô-ni-ô ra tòa.

Trong phiên tòa, Sai-lốc liên tục yêu cầu thực thi công lý và thực hiện theo điều khoản văn khế; không chấp nhận phải khoan hồng hình phạt với An-tô-ni-ô. Kể cả khi được đền bù gấp ba lần tiền, Sai-lốc vẫn kiên quyết thực hiện hình phạt đòi một cân thịt. Sau khi Poóc-xi-a đưa ra lời tuyên bố về việc Sai-lốc không thể thực hiện điều trên thì Sai-lốc lại xin trả lời tiền nợ và ra về

→ Là người tham lam, tính toán, hà tiện, độc ác.

→ Là kiểu hình mẫu nhân vật có tính cách cho các thói xấu đáng phê phán nên Sai-lốc được coi là nhân vật hài kịch.


Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều

Theo em, có nên sáp nhập tất cả những lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lóc vào một lượt lời thoại không? Vì sao? Qua đoạn trích, hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về nhân vật Poóc-xi-a.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo em, không nên sáp nhập tất cả những lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lóc vào một lượt lời thoại vì:

- Những lời tuyên án, buộc tội của Poóc-xi-a đi theo một mạch trật tự logic nhất định, ngày càng phát triển từ việc lập luận bản chất của sự khoan hồng cho tới phân tích tờ văn khế để chỉ ra rằng hành động đòi một cân thịt của Sai-lốc là vô lý và nếu thực hiện điều đó thì Sai-lốc sẽ phải bị tịch thu hết tài sản đất cát khiến cho Sai-lốc phải chấp nhận sự thật và còn phải chịu hình phạt thích đáng. Điều này khiến cho người đọc hiểu được quá trình tuyên án, luận tội vô cùng hợp lý của Poóc-xi-a với Sai-lốc

- Poóc-xi-a khi đưa ra những lời luận tội, tuyên án đều là đối thoại với Sai-lốc từ đó phát triển xung đột của kịch. Nếu sáp nhập lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lóc vào một lượt lời thoại khiến cho lời thoại dài dòng, phức tạp, khiến cho người xem không nắm bắt được tình huống và tình huống truyện sẽ không được đẩy lên cao trao

Nhận xét về nhân vật Poóc-xi-a:

- Để muốn cứu Ba-sa-ni-ô, Poóc-xi-a cùng người hầu gái bí mật cải trang thành chàng tiến sĩ luật sư và người thư để đến phiên tòa. Tại phiên xét xử này, cô đã thể hiện được sự thông minh, gan dã, nhanh trí của mình.

- Mặc dù Poóc-xi a không phải là một luật sư chân chính nhưng cô đã thắng kiện bằng tài năng của chính cô cùng cách lập luận những lời luận tội, tuyên án vô cùng rõ ràng, xác đáng khiến cho Sai-lốc không thể chối cãi. Poóc-xi-a đồng ý rằng hợp đồng của Sai- lốc cho phép anh ta có quyền yêu cầu lấy một cân thịt, nhưng cũng nói thêm rằng tờ văn khế không cho Sai-lốc lấy bất kì một giọt máu nào. Và khi Sai-lốc vi phạm thì sẽ phải chịu hậu quả: tịch thu hết tài sản đất cát.

→ Poóc-xi-a dùng chính lời văn của pháp luật để thực thi công lí đúng như yêu cầu của Sai- lốc khiến cho Sai-lốc phải chấp nhận sự thật này.

→ Poóc-xi-a là một cô gái đầy thông minh và tự tin. Cô đã sử dụng những lí lẽ sắc đáng; lập luận chính xác để chiến thắng Sai-lốc – nhân vật phản diện trong đoạn trích.


Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy lựa chọn để đối thoại với một trong các ý kiến sau đây (Gợi ý: đồng tình, không đồng tình, lí do,…).

a) “Chính bản chất của sự khoan hồng là không vâng theo áp lực; nó từ trên trời sa xuống như một trận mưa tốt lành; nó được trời ban phước hai lần: được ban phước trong kẻ ra ơn cũng như trong kẻ chịu ơn.” (lời của Poóc-xi-a).

b) “[…] tôi khẩn cầu các ngài: các ngài hãy bắt công lý phải nhượng bộ, nhân danh uy quyền của các ngài; các ngài hãy làm cái việc sai trái nhỏ đó để làm một việc nhân nghĩa rất lớn. […]” (lời của Ba-sa-ni-ô)

c) “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-ơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vịn vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được.” (lời của Poóc-xi-a)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc các ý kiến trên từ đó đưa các nhận xét của bản thân

Answer - Lời giải/Đáp án

c) “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-ơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vịn vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được.” (lời của Poóc-xi-a)

Em đồng ý kiến trên vì: Khi đã ban bố một sắc lệnh – một văn bản có giá trị pháp lý quan trọng thì tất cả mọi người phải tuân theo và không ai có thể làm trái. Việc mọi người tuân thủ theo đúng sắc lệnh sẽ làm ổn định trật tự xã hội. Ai cũng có nghĩa vụ phải tuân theo điều đó và không thể có bất kì thế lực nào có thể thay đổi điều đó bởi chỉ cần có một người làm trái sẽ làm ra tiền lệ từ đó sẽ rất nhiều người sẽ không tuân thủ pháp luật. Điều này gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng nhũng lạm làm ảnh hưởng tới nhà nước. Vì vậy, bất cứ ai trong Vơ-ni-dơ cũng cần phải tôn trọng, thực hiện sắc lệnh ban bố và không có quyền thay đổi.

Advertisements (Quảng cáo)