Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Kết nối tri thức Chú ý luận điểm được nêu và cách lập luận để làm...

Chú ý luận điểm được nêu và cách lập luận để làm sáng tỏ luận điểm Vận dụng tri thức Văn và khả năng phân tích vấn đề Cách...

Vận dụng tri thức Ngữ văn và khả năng phân tích vấn đề. Soạn văn Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 64 SGK Văn 12 Kết nối tri thức - Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 64 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Chú ý luận điểm được nêu và cách lập luận để làm sáng tỏ luận điểm

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng tri thức Ngữ văn và khả năng phân tích vấn đề

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Cách triển khai lập luận của tác giả khá đặc biệt. Bắt đầu, ông đã không nói về cái có, mà nói về cái không của vốn văn hóa dân tộc. Có thể dễ dàng đếm được trong bài có đến trên vài chục lần từ “không” lặp lại – từ không với hàm nghĩa chỉ ra những cái mà dân tộc ta không có.

- Bên cạnh từ “không” các cụm từ và từ như chưa bao giờ, ít cũng chở theo một nội dung tương tự

Advertisements (Quảng cáo)

- Cái gây ấn tượng toát lên từ cách nhìn trực diện về vấn đề hơn là cách tung hứng ngôn từ. Vào thời điểm tiểu luận của Trấn Đình Hượu ra đời, người ta vốn đã quen nghe những lời ca tụng về dân tộc mình (“Càng nhìn ta, lại càng say” – Tố Hữu), bởi vậy, khi giáp mặt với một cách đặt vấn đẽ khác, một cảm hứng nghiên cứu khác, nhiều người dễ có cảm tưởng rằng tác giả đã “nói ngược” hay đã cực đoan trong các nhận định. Kì thực, nếu nắm được mạch nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Trần Đình Hượu, đồng thời chấp nhận nét đặc thù của lối văn “phát biểu ý kiến”, ít có trích dẫn cũng như ít đưa dẫn chứng (ở cấp độ cụ thể, chi tiết), lại chủ yếu hướng vào giới chuyên môn vốn am hiểu sâu sắc các vấn đề hữu quan, ta sẽ dễ dàng chia sẻ, tán đồng với tác giả về hầu hết những luận điểm then chốt mà ông nêu lên.

Cách 2:

- Luận điểm được nêu ở đầu đoạn văn.

- Cách lập luận logic và chặt chẽ

Cách 3:

Điểm độc đáo trong cách triển khai lập luận của tác giả Trấn Đình Hượu trong bài tiểu luận "Về vốn văn hóa dân tộc ta” thể hiện ở việc ông sử dụng phương pháp phủ định để làm nổi bật những hạn chế, thiếu hụt của vốn văn hóa dân tộc. Thay vì tập trung vào những thành tựu đã đạt được, tác giả lại nhấn mạnh vào những "cái không”, những gì dân tộc ta chưa có, còn thiếu.

Cách sử dụng từ ngữ cũng góp phần tạo nên sự độc đáo trong lập luận của tác giả. Ông lặp đi lặp lại từ "không”, kết hợp với các cụm từ như "chưa bao giờ”, "ít”, để nhấn mạnh những hạn chế của văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải là "nói ngược” hay "cực đoan” như một số người nhận định. Trên thực tế, tác giả đã có sự nghiên cứu sâu sắc về lịch sử tư tưởng và sử dụng lối văn "phát biểu ý kiến”, ít trích dẫn, ít dẫn chứng, hướng đến đối tượng độc giả là những người am hiểu về văn hóa.