Trang chủ Lớp 12 Tóm tắt bố cục Văn 12 - Kết nối tri thức Tóm tắt Mẫu 3 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần...

Tóm tắt Mẫu 3 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) Văn 12 - Kết nối tri thức: Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ phần II, bài “Về vấn đề tìm...

Giải Tóm tắt Mẫu 3 - Tóm tắt - bố cục - nội dung chính văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) - Tóm tắt bố cục Văn 12 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ phần II, bài “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống”. Từ những hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống.

Advertisements (Quảng cáo)

Trước hết, tác giả nêu ra những hạn chế của văn hóa truyền thống dân tộc. Văn học Việt chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng ảnh hưởng đến các nền văn học khác. Điều đó được thể hiện qua các phương diện sau: Thần thoại không phong phú; tôn giáo, triết học, khoa học kỹ thuật, âm nhạc, hội họa, không phát triển; thơ ca thì chưa có tác giả nào có tầm vóc lớn lao... Bên cạnh mặt hạn chế, văn hóa Việt Nam cũng có thế mạnh: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch; con người hiền lành, tình nghĩa. Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột. Người Việt Nam sống tình nghĩa, khôn khéo và hài hòa với thiên nhiên. Về nghệ thuật, người Việt sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường. Về quan niệm sống, người Việt luôn mong ước thái bình, sống thanh nhàn, thong thả. Văn hóa Việt ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Phật giáo, Nho giáo và tư tưởng Lão – Trang nhưng cái gốc của văn hóa Việt Nam là tính nhân bản và tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.